Phương pháp dạy trẻ lì lợm được nhiều bố mẹ tìm kiếm. Đau đầu và buồn bã vì con trẻ bướng bỉnh không chịu nghe lời, hãy áp dụng những phương pháp dưới đây nhé!
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Dạy trẻ bướng bỉnh lì lợm – Thay vì dạy con ngoan, ba mẹ nên dạy con hiểu chuyện
- Ba mẹ cần yêu thương con đúng cách – Nền tảng của phương pháp dạy trẻ lì lợm
- Xây dựng hệ thống giáo dục và kỷ luật nhất quán là phương pháp dạy trẻ lì lợm hiệu quả
- Làm gì khi các phương pháp dạy trẻ lì lợm trên đều vô ích?
Ngày nay, cách dạy con bằng đòn roi không phải là một cách hiệu quả và không nên. Đây còn được xem là một “tội trạng” về bạo hành trẻ em ở một số nước phát triển trên thế giới. Điểm chung trong những phương pháp dạy trẻ hiệu quả là lắng nghe và thấu hiểu. Không chỉ người lớn, mà trẻ em cũng cần nhận được sự tôn trọng. Sự ép buộc và cứng ngắt của bố mẹ vô tình sẽ là lí do khiến con trẻ trở nên ngang bướng và lì lợm để bảo vệ quan điểm của mình. Sau đây là phương pháp dạy con lì lợm – Mẹo hay trị tận gốc tính bướng bỉnh của con!
Dạy trẻ bướng bỉnh lì lợm – Thay vì dạy con ngoan, ba mẹ nên dạy con hiểu chuyện
Nuôi dạy con đúng cách như thế nào? Thay vì dạy con ngoan và nghe lời, ba mẹ nên dạy con hiểu chuyện, và từ đó biết là trong hoàn cảnh nào con cần làm gì cho phù hợp cũng như lựa chọn hành động sao cho khôn ngoan.
Bạn có thể chưa biết:
Cách thực hiện Time out cho trẻ sao cho hiệu quả, không phản tác dụng!
Cụ thể, không dạy con ngoan mà dạy con có chính kiến, biết đúng sai và hiểu chuyện là phương pháp dạy con lì lợm. Những biện pháp của mình không chỉ áp dụng cho các trẻ bướng bỉnh khó bảo, mà còn áp dụng ở các lớp tiếng Anh và ở cả trường nơi mình đang làm việc, và các biện pháp này hiệu quả với 80-90% học sinh mà mình đã tiếp xúc, và đặc biệt là cũng hiệu quả với 2 nhóc nghịch như quỷ nhà mình.
Tuy cả hai bạn con trai đều rất nghịch nhưng mỗi bạn lại nghịch 1 kiểu và tính cách cũng rất khác nhau, bé lớn thì rất thông minh, bướng bỉnh, hay cáu, nóng tính, dễ nổi cáu, còn bạn bé thì lại lì lợm, khó bảo và hồi bé luôn chân luôn tay.
Để dạy con hiểu chuyện có 2 việc cần phải làm: Một là Tôn trọng và yêu thương, chia sẻ với con mọi việc. Thứ 2 là có quy định về kỷ luật hiệu quả và nhất quán tại gia đình.
Ba mẹ cần yêu thương con đúng cách – Nền tảng của phương pháp dạy trẻ lì lợm
Yêu thương như thế nào là phù hợp?
Thực ra mỗi nhà một hoàn cảnh, nên không nên nói là đúng sai. Với mình yêu thương phù hợp để dạy con, không chiều con làm hư thì mới phù hợp.
Thường thì tình yêu thương của mình thường thể hiện rất cụ thể và dễ nhận biết: ví dụ mình hay ôm các con nhiều lần trong ngày, nếu bận quá thì nhất quyết phải ôm, hôn lên trán các con trước khi đi ngủ, đọc truyên cho con nghe, rồi nói rất rõ: “Bố/mẹ yêu con”.
Tăng thời gian chơi cùng con
Việc đọc truyện cho con duy trì từ khi con còn bé tý cho đến khi con lên lớp 3-4, hoặc khi con thấy tự đọc được và không muốn mẹ đọc nữa thì mới thôi. Mình dành khá nhiều thời gian bên con: các buổi tối, các ngày cuối tuần, các ngày lễ, từ khi sinh con ra đến năm con lên lớp 6, thấy các con đã lớn hơn, con thích chơi với bạn hơn thì mình mới tách dần con ra.
Nên chơi trò gì với con? Mình chơi với con như 2 đứa trẻ: cùng đấu khủng long, cùng lắp lego, cùng đóng 5 anh em siêu nhân, cùng đi dạo, cùng đạp xe, cùng tập patanh, cùng con học nấu ăn. Nói chung, mọi việc đều cùng con và đó là những cảm xúc rất vui vẻ bên các con.
Tình yêu thương này rất là diệu kỳ, khi bố mẹ có nó, và các con mình có nó thì quan hệ với người ngoài cũng như trong gia đình hài hòa hơn, dễ bỏ qua lỗi của người khác và nhìn mọi người tích cực hơn và tốt hơn. Và đứa trẻ nó có tình yêu với bố mẹ một cách mãnh liệt thì con có xu hướng nghe lời bố mẹ hơn và sẵn sàng vì bố mẹ mà vượt qua một số điều mình không thích nhưng bố mẹ thích.
Lưu ý: Ở đây là ít khi mình nói con sai rồi, con làm thế là không đúng. Mà mình luôn khéo léo phân tích hệ quả của con và nếu con muốn tránh thì con nên ứng xử thế nào cho phù hợp, luôn hướng về giải pháp để giải quyết vấn đề tốt hơn là ngồi đó đánh giá là con đúng hay con sai.
Xây dựng hệ thống giáo dục và kỷ luật nhất quán là phương pháp dạy trẻ lì lợm hiệu quả
Thứ 2, bên cạnh yêu thương, tôn trọng và luôn cùng con phân tích nguyên nhận kết quả, rồi chỉ rõ từng hành vi nào sẽ có hệ quả tốt, hệ quả xấu thì mình có hệ thống giáo dục và kỷ luật. Ở phạm vi này mình không nói về cách làm kỷ luật ở lớp hay ở trường mà chỉ nói về Cách xây dựng kỷ luật cho con cái tại nhà như sau:
1. Nguyên tắc kỷ luật con cái:
– Kỷ luật phải xuất phát từ tình yêu thương, sự tôn trọng chứ không xuất phát từ sự tức giận của bố mẹ.
– Kỷ luật nhằm giúp con không tiếp tục những hành vi không mong muốn, đó là những hành vi nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bản thân và những người xung quanh và những hành vi không tôn trọng người khác chứ không cần kỷ luật những hành vi không nằm trong 2 việc trên.
– Không có đứa bé lì và bướng chỉ có hành động chưa được hoặc hành động không phù hợp. Nên phải nhắm vào hành động của con, không phê bình chung chung: con hư lắm, con hỗn lắm, …
– Nói những gì bạn sẽ làm và làm những gì bạn đã nói nghĩa là nhất quán. Đây là điều kiện cơ bản của rèn kỷ luật thành công.
2. Cách làm kỷ luật
Bản thân trong mỗi gia đình cần có chuẩn mực đạo đức và hành vi của mỗi gia đình để thực hiện. Đó là việc buộc phải tuân thủ và việc được lựa chọn. Nếu đã là việc buộc phải tuân thủ thì chỉ thực hiện không bàn cãi vi phạm là bị kỷ luật. Còn việc được lựa chọn là có thể chọn việc khác để làm thay.
Thường trước khi ra hiệu lệnh, ba mẹ nên cho trẻ thời gian tạm trì hoãn trước khi làm việc. Ví dụ mẹ cho con 3 phút kết thúc việc này trước khi làm việc A…
3. Các hình thức kỷ luật
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Với những hành vi không mong muốn mẹ phải thể hiện cho bé biết việc đó không được phép.
Mẹ có thể dừng lại, không nói năng gì và nhìn một cách nghiêm khắc. Lúc này bé tự nhiên sẽ khựng lại và nhìn lại mẹ. Mẹ sẽ nói “không con nhé”. Nhìn thẳng vào mắt con là vô cùng quan trọng. Lúc này trông mặt mẹ phải thật nghiêm.
Cách dạy trẻ lì lợm: Tách trẻ ra khỏi hoạt động (time out)
Thông thường có thể cho bé mỗi 1 tuổi là 1 phút time out và hiệu quả với trẻ dưới 8 tuổi. Khi cho con tạm lắng phải chọn 1 chỗ dễ nhìn mọi người nhưng con phải đứng yên. Nếu con khóc bám theo phải kiên quyết nói “không con ngồi đó, nếu con tiếp tục đi ra thời gian ngồi 1 chỗ sẽ tăng thêm”.
Con khóc, nôn, chớ mặt mẹ vẫn phải lạnh và tiếp tục khẳng định con chỉ quay lại chơi khi hết giờ phạt.
Cho con tự nhận hậu quả của hành động của mình
Như khi con làm đổ nước con phải tự đi lau. Con quên đồ tự về lấy, con quên đồ dùng học tập phải tự chịu phạt ở trường. Bố mẹ đừng nên nói đỡ, nói hộ những khi con làm sai.
Thường mình sẽ trao đổi: “Mẹ cần nói chuyện riêng với con, con vào đây”. Vậy là con biết có chuyện và rất là sợ rồi. Sau đó mình sẽ ngồi nói chuyện về hành vi của con mà mình không hài lòng, và nói rõ lý do, kèm hỏi con là con nên thay đổi hành vi đó theo hướng nào.
Bạn có thể chưa biết:
Lấy đi vật yêu thích hay việc yêu thích
Mình thường chỉ hay cho con chơi 15-30p điện thoại 1 ngày (tăng dần theo độ tuổi). Nếu con có vấn đề thì giờ chơi bị mất. Hoặc rất nhiều thứ như đi chơi, mua đồ chơi yêu thích đều không được làm nếu con có nhiều việc vi phạm.
Tỏ ra lạnh nhạt
Khi bé làm 1 việc gì đó rất quá đáng như đánh mẹ (việc này là có thể xảy ra). Mẹ sẽ tỏ ra lạnh nhạt, mình có thể không giao tiếp hay không nói chuyện với bé vài tiếng hoặc vài ngày nếu con làm việc mình không mong muốn.
Phớt lờ đi những đòi hỏi không chính đáng của trẻ
Đôi khi vì ba mẹ quá nuông chiều con cái, đáp ứng nhanh mọi yêu cầu được đặt ra từ con mà khiến cho trẻ ngày càng trở nên ngang bướng hơn.
Điều này vô tình hình thành nên thói quen xấu, “muốn gì được nấy” của trẻ và khiến con dễ trở nên nóng nảy, gào thét khi không được thứ mà chúng mong muốn.
Thế nên ba mẹ hãy tập phớt lờ đi những yêu sách không thỏa đáng của con. Đây được xem là cách dạy trẻ ngang bướng trở nên ngoan ngoãn hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng.
Đừng nên bắt ép con làm một điều gì đó
Tuy còn bé nhưng nên hiểu rằng con cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng. Vì thế ba mẹ không nên bắt ép con cái làm những gì mà chúng không muốn, điều này khiến trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu vâng lời.
Thay vì quát tháo con phải làm gì, ba mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo và giải thích những lợi ích khi trẻ thực hiện hành động này sẽ như thế nào.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý hơn về độ lớn của giọng nói để tạo cảm giác dễ chịu cho cuộc nói chuyện của cả hai bên.
Hình phạt cao nhất: Tùy vào văn hóa gia đình mà lựa chọn
Phương pháp dạy trẻ lì lợm khuyên mỗi một gia đình có 1 hình phạt cao nhất theo văn hóa gia đình, do đó hình phạt nào là cao nhất trong mỗi gia đình chỉ có gia đình bạn mới quyết định được.
Bởi có những phụ huynh không bao giờ dùng roi vọt mà con rất ngoan, có phụ huynh dùng roi cả ngày mà con vẫn không ngoan. Chính vì vậy, dùng biện pháp gì với con chỉ có gia đình mình mới biết được để mà đưa ra cho phù hợp.
4. Cách nói chuyện khi xử lý kỷ luật
Có nên la mắng trẻ khi con làm sai? Ba mẹ nên ghi nhớ nguyên tắc “Ít nói và kiệm lời nhất có thể”. Chỉ hỏi chứ không đưa ra khẳng định gì.
Ví dụ. Con vừa làm gì vậy?
Theo con con làm thế là đúng hay sai? Nếu con biết là sai thì con làm gì? Nếu lần sau con rơi vào tình trạng này con làm gì? Giọng thật nghiêm để con tự trả lời và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Biện pháp la mắng, đánh đòn khi trẻ làm sai không phải là một biện pháp tốt. Tinh thần, tâm lí của trẻ còn yếu và nhạy cảm, việc bị công kích bởi những lời nói nặng nề có thể gây tổn thương đến não và sự phát triển của trẻ. Thậm chí, khi tiếp nhận liên tục những điều tiêu cực trẻ sẽ hình thành nên những hành vi xấu mang tính chống đối. Căn bệnh tự kỉ sẽ tìm đến con bạn khi trẻ quá nhiều áp lực, lo lắng và tệ hơn là dẫn đến những vụ án trẻ tự tử ở các nước trên thế giới.
Làm gì khi các phương pháp dạy trẻ lì lợm trên đều vô ích?
Lúc này, người làm mẹ cần nhìn nhận lại rằng:
– Khi mẹ đã dễ với con hoặc chưa từng có quy định trong gia đình bao giờ thì đương nhiên khi gò con vào kỷ luật con sẽ bật lại, con cáu, con mè nheo con khó chịu hơn là khi mẹ dễ dàng. Bạn cần vượt qua giai đoạn thiết lập khó khăn này mới hình thành nội quy trong nhà.
– Có thể do mẹ không nhất quán với các quy định việc được làm và không được làm dẫn tới lúc làm lúc không và con nắm thóp được các mẹ nên không nghe lời. Trẻ rất khôn ngoan và biết lợi dụng điểm yếu các bố mẹ, đặc biệt là các bà mẹ nhẹ dạ cả tin.
– Bố mẹ không đủ thời gian với con nên con không gắn bó chặt chẽ với mẹ, và từ đó, con không yêu bố mẹ đủ để mà vì bố mẹ mà làm một việc gì đó.
– Bố mẹ quá cứng nhắc và áp đặt các phương pháp dạy trẻ lì lợm khó bảo khiến con khó chịu, sau đó sẽ dẫn tới hành vi tiêu cực phá bĩnh, không nghe lời nên do đó bố mẹ cần biết lựa cách mình ứng xử với con.
Theo Contuhoc
Xem thêm bài liên quan
- Tại sao trẻ không nghe lời? Trẻ thực sự ương bướng hay còn lý do khác?
- Tìm hiểu tâm lý trẻ 2 tuổi để nuôi dạy con đúng phương pháp
- Để trẻ bướng bỉnh trở nên kiên trì – Mẹ cần phải làm gì?