Bà bầu tháng cuối bị phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phù chân thường xảy ra nhất vào tháng cuối của thai kì. Nhiều người còn cho rằng đó là một trong những dấu hiệu chuyển dạ. Vậy phù chân có phải là sắp sinh?

Phù hai chân có phải sắp sinh?

Phù chân, mắt cá chân và bàn tay là hiện tượng phổ biến trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là khi gần kết thúc thai kì. Khi mang thai, cơ thể bạn tạo ra nhiều hơn 50% lượng máu và chất dịch cơ thể. Theo các chuyên gia, hầu hết chúng được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Những chất lỏng dư thừa này cũng tập trung trong các mô và khớp cơ thể của bạn. Nó sẽ giúp cơ thể bạn “giãn” ra trong suốt thai kỳ cũng như chuẩn bị cho việc sinh nở.

Gần tới ngày sinh, em bé xuống thấp hơn khiến bà bầu cảm thấy dễ thở hơn. Nhưng việc này cũng gây áp lực nhiều hơn lên xương chậu vì thế bà bầu có thể bị phù chân. Có thể nói, phù hai chân là một trong những dấu hiệu bà bầu sắp sinh. Việc thai nhi gây áp lực lên xương chậu cho nên bà bầu cũng đi tiểu thường xuyên hơn.

Phù hai chân là một trong những dấu hiệu bà bầu sắp sinh

Khi nào thì phù chân là bình thường?

Vào tam cá nguyệt thứ ba, bà bầu rất hay bị phù chân. Thường gặp nhất là khi đứng hoặc hoạt động trong thời gian dài. Thời tiết nóng, ăn quá mặn hay uống cà phê cũng khiến bà bầu dễ bị phù chân.

Bà bầu có thể làm giảm tình trạng phù chân bằng nhiều cách. Đơn giản nhất là nghỉ ngơi và nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm. Bà bầu nên tránh việc đứng quá lâu hoặc bắt chéo chân khi ngồi. Việc uống nước thường xuyên sẽ giúp cơ thể ngưng cơ chế giữ nước. Từ đó, chân sẽ bớt phù nề. Bà bầu cũng nên hạn chế ăn mặn, uống các chất kính thích như nước tăng lực, café… Ngoài ra bạn cũng không nên mặc quần áo quá chật.

Bà bầu nên nâng hai chân lên cao để giảm bớt phù chân

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào thì phù chân là bất thường?

Có khi tình trạng phù chân không hẳn là dấu hiệu sắp sinh. Nó có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn khác. Đặc biệt khi bạn phù chân kèm thêm dấu hiệu khác. Lúc này điều bạn nên làm là gặp bác sĩ ngay lập tức.

Những triệu chứng đi kèm như sau rất cần lưu ý:

  • Phù ở mặt hoặc bọng mắt
  • Tay, chân hoặc mắt cá chân phù nề một cách đột ngột
  • Đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn đột ngột. Đau bụng, đau vai hoặc đau thắt lưng, tăng cân đột ngột hoặc khó thở. Đây có thể là báo hiệu tiền sản giật
  • Chân bên này sung nhiều hơn chân bên kia, kèm theo đau. Điều này có thể báo hiệu bạn bị huyết khối tĩnh mạch

Thai phụ nên gặp bác sĩ khi phù chân đi kèm với cá dấu hiệu bất thường khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những dấu hiệu sắp sinh khác

Ngoài dấu hiệu bị phù chân, bà bầu cũng nên để ý tới những dấu hiệu sắp sinh khác sau đây:

Bản năng "làm tổ"

Đây là một tình trạng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Thay vì mệt mỏi, một số bà bầu lại tự nhiên tăng năng lượng đột ngột. Vì thế lại tất bật nấu ăn, dọn dẹp và sắp xếp ngôi nhà trước khi sinh. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2013 cho thấy, hành vi làm tổ lên đến đỉnh điểm vào tháng cuối thai kỳ.

Bản năng “làm tổ” cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị chuột rút

Càng gần đến ngày sinh, bà bầu dễ bị chuột rút ở cùng chậu và trực tràng. Bà bầu cũng sẽ thấy đau âm ỉ ở lưng dưới.

Tiết dịch âm đạo

Vài ngày trước khi chuyển dạ, bà bầu có thể thấy mình có nhiều dịch tiết âm đạo. Chúng thường có màu sắc đa dạng từ màu hồng, nâu hoặc hơi có máu. Nguyên nhân là do nút nhầy chặn cổ tử cung được “dỡ bỏ” khi cổ tử cung bắt đầu giãn ra hoặc mở ra trong giai đoạn đầu chuyển dạ.

Nôn mửa

Khi chuyển dạ một số thai phụ có thể bắt đầu nôn mửa vì những lý do không rõ ràng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh bà bầu vẫn có thể bị phù chân

Do một lượng chất lỏng dư thừa trong mô cơ thể sau khi sinh, sản phụ vẫn bị phù chân. Hầu hết phụ nữ đều bị phù nhẹ sau sinh. Sau đó, cơ thể sẽ tự nhiên loại bỏ chất lỏng dư thừa sau khi sinh. Thời gian này có thể diễn ra trong một tuần sau sinh. Sản phụ có thể đẩy nhanh quá trình này bằng nhiều cách. Trong đó ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, uống nước và nghỉ ngơi là dễ thực hiện nhất.

Phù hai chân sau sinh chỉ trở nên nguy hiểm khi chân bị đau kèm với đau đầu thường xuyên. Đây là có thể là dấu hiệu của huyết áp cao, vì thế bà bầu nên lưu ý theo dõi nhé.

Thay lời kết

Càng gần tới ngày sinh, bà bầu càng nên để tâm tới những biến đổi của cơ thể. Không nên lơ là vì phù hai chân khi sắp sinh cùng các dấu hiệu khác là những cảnh báo sức khỏe đáng lưu ý.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng