Phòng chống bắt cóc trẻ em – Thời gian gần đây, có rất nhiều trường hợp bắt cóc trẻ em, kẻ bắt cóc có thể chạy thẳng và giật đứa bé trên tay và chạy đi, hay em bé đang chơi trước sân nhà, kẻ bắt cóc chỉ cần dừng xe và bế bổng em bé lên xe đi.
Hướng dẫn trẻ tự vệ khi gặp tình huống nguy hiểm
Mấy ngày nay trên mạng đang rầm rộ chia sẽ chiêu tự vệ phòng chống bắt cóc trẻ em mà hiệu quả gần như là tuyệt đối nếu trẻ được dạy và rèn luyện.
Đây là một chiêu khá đơn giản mà gần như bé nào cũng có sở trường đó chính là chiêu ăn vạ và bám chặt. Khi có kẻ xấu tấn công, việc duy nhất bé làm là nằm sấp giữa hai chân của kẻ bắt cóc hai tay ôm chặt 1 chân và hai chân của bé khóa chéo chân còn lại của kẻ bắt cóc. Khiến kẻ bắt cóc không di chuyển được, không mang bé đi được.
Và dĩ nhiên là phải hô toáng lên để có người đến cứu mình ngay lập tức khống chế được đối phương! Với chiêu tự vệ này kẻ xấu khó lòng ra tay kịp.
Bố mẹ và nhà trường nhất thiết nên dạy bé và rèn luyện cho bé để có thể phòng chống kẻ xấu, kẻ xâm hại, kẻ bắt cóc, các cuộc bạo hành trẻ em vẫn đang diển ra hằng ngày. Giúp bé nhận diện và luôn trong tư thế phòng ngừa là không bao giờ thừa và lãng phí, vì cha mẹ không phỉa ở suốt bên con 24/7. Vì vậy cách tột nhất là hãy dạy còn cách phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình trước.
Xem video chi tiết:
Những điều bố mẹ cần biết để phòng chống bắt cóc trẻ em
Dạy trẻ nói không với các món quà
Dạy bé không nên nhận các món quà như đồ chơi trẻ em hay các loại bánh kẹo, các lời rủ rê bé đi chơi hay cho bé các món quà…mà không có người thân bên cạnh. Nên giải thích với bé việc nhận quà từ người lạ mà không có bố mẹ bên cạnh như vậy rất nguy hiểm nhất là đối với những người mà bé chưa từng quen biết.
Khi con đi đến những chỗ lạ và khi bé ở nhà một mình cũng cần đề cao cảnh giác không nên cho người lạ vào nhà hoặc tiếp xúc với họ quá lâu. Nếu họ có tự xưng là những người bạn thân của bố mẹ thì cũng không nên mở cửa cho họ vào nhà và nên gọi điện cho bố mẹ để hỏi rõ về những người tự xưng là bạn của bố mẹ.
Cho trẻ xem video
Nên cho trẻ xem những video, clip mô phỏng các tình huống những bé khác gặp phải khi không ở cùng bố mẹ của mình. Sau đó bố mẹ có thể giải thích cho bé những thắc mắc khi bé xem những video và bé sẽ dần ý thức được cách phòng vệ khi gặp những tình huống tương tự có thể xảy ra với mình.
Dạy bé ghi nhớ thông tin của người thân
Để bé không bị bối rối trong trường hợp bé bị lạc hãy dạy con ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân yêu của mình và có thể ghi nhớ địa chỉ nhà mình. Dạy bé không nên tiết lộ những thông tin này khi không cần thiết bởi bé có thể cũng gặp nguy hiểm nếu tiết lộ thông tin bừa bãi.
Nếu bé đi cùng bố mẹ đến nơi đông người bố mẹ có thể viết những thông tin liên hệ để vào túi quần áo của con để phòng khi bé bị lạc thì những người xung quanh cũng dễ dàng liên lạc với gia đình của bé.
Xử lý khi bé bị lạc
Nếu con còn nhỏ hãy luôn cho bé ngồi trên chiếc xe đẩy trẻ em để bé luôn được bên cạnh bố mẹ. Nếu mẹ đi cùng các bé lớn và chẳng may bé bị lạc thì bố mẹ nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của quầy thông báo của các khu mua sắm hay đồn công an…để nhanh chóng tìm kiếm được bé và không để kẻ xấu có cơ hội lợi dụng trường hợp này.
Cũng nên dặn bé khi cho con đến những nơi đông người và bé cũng nên tìm sự trợ giúp khi bị lạc bố mẹ, không nên tin vào những người xung quanh quá nhiều tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng.
Dạy trẻ để mắt tới… cha mẹ
Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc.Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.
Dạy trẻ tự phòng
Nếu bé nhà bạn không biết võ, thì bạn cần phải hướng dẫn con những cách tự vệ khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ và cố sức hét thật to: “Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi. Đá vào chỗ nhạy cảm là cách hiệu quả nhất để thoát khỏi người lạ.
Dạy bé biết kể chuyện, tâm sự với bố mẹ thường xuyên
Hãy lắng nghe các câu chuyện kể của bé thường xuyên về trường lớp, bạn bè để hiểu con hơn. Từ đó bố mẹ sẽ kịp thời dạy dỗ, uốn nắn để con có thái độ sống tích cực, chơi với bạn tốt, tránh làm bạn với những kẻ xấu.
Hãy giúp bé tự tin, vui vẻ
Khi bé tự tin và vui vẻ, bé luôn muốn ở bên bố mẹ, và tâm sự cũng như gần gũi với bố mẹ. Nếu bé hay bị bố mẹ mắng oan, bé sẽ tự ti, tìm những nơi khuất để trốn tránh và ít nói. Khi đó bé sẽ dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ.
Cha mẹ hãy yêu thương, quan tâm tới trẻ thường xuyên.
Làm bạn với trẻ, hiểu trẻ, cha mẹ sẽ giúp bé trưởng thành vững vàng, tự tin và biết cách xử lý trước nhiều vấn đề của xã hội.
Xem thêm
- Quan hệ tình dục sau hôn nhân tốt hơn, tại sao?
- Quan hệ tình dục an toàn, vấn đề “sống còn” nhưng bị xem nhẹ!
- Thời gian quan hệ tốt nhất trong ngày và những lợi ích bạn nên biết