Mách mẹ 5 cách phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mùa hè là mùa của nhiều bệnh dịch sinh sôi nảy nở. Trẻ con vốn hiếu động, khi mắc bệnh sẽ rất khó chịu. Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng an toàn mà hiệu quả nhất?

Tại sao vi khuẩn bệnh thường bùng phát vào mùa hè?

Không phải ngẫu nhiên mà mùa hè là mùa trẻ em mắc bệnh nhiều hơn những thời điểm khác trong năm.

Mùa hè nắng vàng, nóng nực, độ ẩm không khí cao. Điều kiện tự nhiên này đều rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, siêu vi, … Không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn cũng có khả năng nhiễm bệnh cao hơn bình thường.

Do đó, cứ mỗi năm đến hè, các bệnh viện lại trở nên đông đúc đột ngột. Chủ động phòng bệnh sẽ giúp chính mình và người thân khoẻ mạnh hơn, tránh ảnh hưởng đến công việc và học tập.

Những bệnh lý thường gặp trong mùa hè

Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp

Thời tiết nóng khiến thức ăn dễ bị ôi thiu. Môi trường ô nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh phát tán. Trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, hay uống nước đá lạnh. Nguồn thức ăn nước uống không hợp vệ sinh khiến nguy cơ tiêu chảy tăng cao.

Ngộ độc thức ăn

Tỉ lệ thức ăn không được chế biến và bảo quản hợp vệ sinh luôn cao đột ngột vào mùa hè. Tình trạng ngộ độc vì thế cũng tăng theo đặc biệt trong môi trường học đường.

Nhiễm siêu vi

Sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, … những biểu hiệu của nhiễm siêu vi xuất hiện ở rất nhiều trẻ em. Thông thường, trẻ có thể tự khỏi trong khoảng 5 - 7 ngày nếu được bố mẹ chăm sóc đúng cách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh những siêu vi này, một số siêu vi nguy hiểm khác cũng chọn mùa hè là thời điểm bùng phát. Điển hình như siêu vi cúm, siêu vi sởi, siêu vi gây bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban rubella…

Viêm não Nhật Bản B

So với mùa mưa, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật Bản B vào mùa nắng cao hơn hẳn. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nặng và để lại hậu quả khôn lường.

Bệnh tay chân miệng

Trong thời gian gần đây, tay chân miệng là căn bệnh gây hoang mang cho tâm lý phụ huynh. Số lượng trẻ mắc bệnh tăng đột biến. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em dưới 5 tuổi với khả năng lây lan nhanh và cao. Biến chứng của bệnh cực kỳ nguy hiểm khiến bố mẹ càng thêm lo lắng.

Các bệnh khác

Với tính oi bức đặc trưng của mùa hè, nhiệt độ tăng cao khiến trẻ thường mắc phải những bệnh ngoài da. Rôm sảy khiến trẻ gây ngứa ngáy khó chịu. Chơi đùa ngoài nắng quá lâu khiến trẻ váng vất, xây xẩm mặt mày. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi vì mất nước quá nhiều.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng cực dễ với 5 cách đơn giản

Chủ động giữ vệ sinh cá nhân

Rửa tay sạch và đúng cách, đúng lúc sẽ bảo vệ trẻ trước những tác nhân từ tay mình. Mùa hè vi khuẩn sinh sôi, các hoạt động tay chân có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, bùn đất nhiều hơn. Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và hoạt động ngoài trời, trẻ nên rửa tay cẩn thận.

Song song đó, mẹ không nên cho trẻ ra ngoài trời lúc nắng nóng, nhiệt độ cao, trời oi bức. Hoặc nếu phải ra ngoài trời, mẹ cần cho trẻ mặc quần áo che kín da và đội nón rộng vành che phủ vùng cổ, gáy.

Ăn uống hợp vệ sinh

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Bố mẹ chú ý trong việc lựa chọn nguồn gốc thực phẩm, qui trình chế biến và bảo quản. Cẩn thận từng bước nhỏ sẽ bảo vệ chính mình và những thành viên trong gia đình khỏi các tác nhân gây bệnh đường tiêu hoá.

Tránh ăn rau sống, mắm tôm, gỏi cá, tiết canh, nem chua,... Hạn chế các món xào, nướng gây cảm giác ngán ngấy; đồ cay nóng gây nhiệt miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín được bảo quản trong tủ lạnh sau 2 tiếng. Đồ ăn dư thừa cần đun sôi lại trước khi cất đi. Tuyệt đối không để quá 1-2 ngày.

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn

Phát quang bụi rậm, xử lý nước đọng, tiêu diệt lăng quăng để hạn chế sự phát triển của muỗi vằn gây sốt xuất huyết. Mắc màn khi ngủ, đồ đạc sắp xếp ngăn nắp, gọn ghẽ. Bên cạnh đó, mẹ nên giữ môi trường sống thông thoáng để trẻ hít thở bầu không khí trong lành nhất.

Tăng cường lượng dịch uống

Mùa hè nắng nóng, vận động nhiều nên dễ mất nước. Để đảm bảo đủ nước cho ngày dài năng động, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước lọc. Bên cạnh đó, những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… là những gợi ý an toàn và hiệu quả.

Tiêm ngừa đầy đủ

Để ngăn ngừa tốt nhất những loại bệnh lý nguy hiểm, mẹ nên cho trẻ tiêm vắc-xin sẵn có. Như vậy, bé sẽ được bảo vệ tối đa. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người để giảm nguy cơ bị nhiễmc các bệnh đường hô hấp.

Mùa hè đến rồi. Bố mẹ cần “bỏ túi" ngay bí quyết phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng để cả nhà cùng vui khoẻ nhé!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le