Phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm đầu tiên cuộc đời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em được xem là một hành trình rất đáng kinh ngạc nhưng cũng không kém phần thú vị. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về quá trình này là nền tảng để bố mẹ có thể giúp con có được một sự phát triển về các kĩ năng ngôn ngữ một cách tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm đầu tiên của cuộc đời nhé.

Mặc dù năm đầu tiên thực sự quan trọng đối với quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ em, nhưng sự phát triển này vẫn tiếp diễn trong suốt những năm đầu đời của trẻ và tiếp thu ngôn ngữ là cả một hành trình dài xuyên suốt. Trong 12 tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh phát triển nhiều cơ sở làm nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ sau này.

Dưới dây là hành trình của sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm đầu tiên:

1 tuần tuổi

  • Trẻ cố gắng nhìn bạn khi bạn nói.
  • Biểu hiện phản ứng với tiếng động bất ngờ.
  • Nhận ra giọng của ba mẹ và phân biệt được giọng cao, hoặc thấp.
  • Hoặc trẻ nói với bạn bằng mắt.

1 tháng tuổi

  • Bạn có thể phân biệt được đâu là bé khóc do đói, đâu là do bé khó chịu hoặc bé mệt.
  • Bé có thể sử dụng cử động tay chân và nét mặt để cho bạn biết tâm trạng của bé.
  • Có thể phát âm ra âm thanh khi bé vui.
  • Khi bạn nói chuyện âu yếm với bé, bé đáp lại một cách tích cực.

2 tháng tuổi

  • Khi bé thoải mái bé có thể phát ra nguyên âm lặp đi lặp lại.
  • Phát ra vài âm thanh có thể nhận biết được nhưng không có nghĩa.
  • Bé đang khóc sẽ im lặng khi bạn bồng bé lến.
  • Đưa mắt về hướng phát ra âm thanh.
  • Để ý những cử chỉ, điệu bộ của bạn khi nói chuyện với bé.
  • Thích lặp đi lặplại âm thanh mà bé phát ra làm mọi người cưới và nói chuyện với bé.

3 tháng tuổi

  • Chăm chú nghe những âm thanh khác nhau.
  • Khả năng lắng nghe tốt hơn, bé im lặng khi nghe được tiếng động nhỏ.
  • Thích nghe bạn hát với bé.
  • Tự nói ríu rít trong một vài phút để đáp lại những âm thanh nào đó.
  • Nói được tối thiểu 2 âm khác nhau như u,a.

4 tháng tuổi

  • Bé cười to có chủ ý khi điều gì làm cho bé vui.
  • Phát âm để thu hút sự chú ý của bạn.
  • Thích lắng nghe để phân biệt mọi tiếng động.
  • Biết diễn tả niềm thích thú qua nét mặt vui mừng và động tác và tỏ vẻ phấn chấn.

5 tháng tuổi

  • Nói được các phụ âm như "m", "b".
  • Biết phối hợp nguyên âm và phụ âm như "na na na..."
  • Tập nói khi bạn trò chuyện với bé và có thể nói bập bẹ khi bạn ngừng lại.
  • Bắt chước vẻ mặt của bạn và quan sát phản ứng của bạn đối với bé.
  • Cố gắng bắt chước những âm thanh mà bé nghe thấy.
  • Lắng nghe chăm chú và có thể nghe tôt gần như người lớn.

6 tháng tuổi

  • Có thể tra đổi với bạn như một cuộc trò chuyện của người lớn. Phat âm được nhiều nguyên âm và phụ âm khác như : "v", "ca", "đa", "ma".
  • Cuời lớn khi vui vẻ và bây giờ biết la lớn khi giận giữ.
  • Nói ríu rít khi chơi đùa một cách thích thú.
  • Bắt đầu có phản ứng đáp lại điệu nhạc mà bé nghe.

7 tháng tuổi

  • Đáp ứng nhiệt tình hơn khi bạn nói chuyện với bé.
  • Thích nghe những bài hát và bập bẹ theo.
  • Có vẻ như hiểu được những âm điệu khác nhau trọng giọng nói, đâu là giọng nói vui vẻ hoặc ngạc nhiên…
  • Hiểu rõ khi bạn nói không một cách kiên quyết.

8 tháng tuổi

  • Cố gắng bắt chước mọi âm thanh của bạn.
  • Lặp đi lặp lại những âm từ mà bạn sử dụng hàng ngày.
  • Bé mở miệng và ngậm miệng như bạn khi nhìn thấy bạn ăn.
  • La hét để thu hút sự chú ý của người lớn.

9 tháng tuổi

  • Bập bẹ thường xuyên những từ gồm 2 âm như là “đata”, “ mama”.
  • Lắng nghe bạn khi bạn nói chuyện vớI bé và có thể hiểu những lớIf hướng dẫn đơn giản.
  • Sẽ ngưng chơi để nghe âm thanh đặc biệt xuất phát từ đâu, ví dụ như tiếng chuông.
  • Có thể bắt chước tiếng kêu của con vật mà bạn dạy cho bé.

10 tháng tuổi

  • Phát âm được những từ có nhiều âm khác nhau phốI hợp như “alê”, “muga”.
  • Ngừng cuộc chơi và lắng nghe khi bạn gọi tên bé.
  • Nói được một hoặc 2 từ thường xuyên nhưng chưa rõ.
  • Nói chuyện có ngữ điệu nhưng chưa có nghĩa
  • Cử động cơ thể theo điệu nhạc.

11 tháng tuổi

  • Chú ý lắng nghe cẩn thận khi bạn nói chuyện với bé.
  • Làm theo những hướng dẫn cơ bản như đưa hoặc lấy một vật
  • Ít khi phát âm những từ đơn nhưng phần lớn những gì bé nói chưa có nghĩa.
  • Thích chơi vớI đồ chơi có nhạc và phụ họa theo.
  • Chỉ được một vạt nào đó trong cuốn sách có tranh khi bạn gọi tên nó.

12 tháng tuổi

  • Đã nói được từ đầu tiên, thường là “đađa”, hoặc “baibai”.
  • Có thể dùng từ gồm 3 chữ để gọi tên những vật quen thuộc như “chó”
  • Làm theo những hướng dẫn cơ bản thường xuyên hơn.
  • Nghe tốt hơn tuy nhiên không còn quan tâm đến những âm thanh lặp đi lặp lại.
  • Biết được tên của những người khác trong gia đình.

Sự phát triển kĩ năng ngôn ngữ của trẻ ở mỗi giai đoạn là rất khác nhau. Bí quyết để giúp con bạn học hỏi được nhiều vốn từ ngữ đó là hãy nói chuyện với bé, kể chuyện cho con nghe và lắng nghe trẻ nhiều hơn.

Các bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Ele Luong