app

Trẻ 1 tháng tuổi - Con bắt đầu thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ

Trẻ 1 tháng tuổi chủ yếu là thích nghi với môi trường mới của mình. Trong tuần này hầu hết các hoạt động của trẻ sơ sinh là như một búp bê xinh xắn chỉ ngủ - có nghĩa là cha mẹ không thể quan sát được nhiều.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 1 tháng tuổi sẽ có những thay đổi như thế nào so với khi mới sinh? Lúc này, khả năng quan sát của trẻ có thể nhìn thấy vật ở cách mình khoảng 25cm. Khi nằm ngửa, bé có thể chú ý dõi theo những vật trong phạm vi tầm nhìn.

  • Những phát triển trẻ 1 tháng tuổi theo tuần 
  • Những đặc trưng phát triển bé 1 tháng tuổi
  • Phát triển trẻ 1 tháng tuổi về vận động thô
  • Vận động tinh của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
  • Khả năng thích ứng
  • Phát triển bé 1 tháng tuổi về mặt ngôn ngữ
  • Hành vi giao tiếp

Những phát triển trẻ 1 tháng tuổi theo tuần 

Cẩm nang phát triển trẻ 1 tháng tuổi

Tuần đầu tiên của em bé 1 tháng tuổi

Bé sơ sinh chủ yếu là thích nghi với môi trường mới của mình, bé sẽ chuyển từ sống chín tháng trong tử cung sang một nơi mới nằm ngoài cơ thể của người mẹ.

Trong tuần này hầu hết các hoạt động của trẻ sơ sinh là như một búp bê xinh xắn chỉ ngủ – có nghĩa là cha mẹ không thể quan sát được nhiều.

Mẹ có thể quan tâm:

Trẻ sơ sinh 1 tháng lên mấy kg đúng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y Tế thế giới?

Trong tuần lễ thứ hai chào đời

  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ bắt đầu thực hiện các động thái có kiểm soát hơn, tự nguyện. Mẹ sẽ chú ý đến sự thèm ăn và tăng trưởng.
  • Bé sẽ ngủ ít hơn và thức dài hơn một tý. Đến tuần này bé sẽ bắt đầu khóc nhiều hơn.

Trong tuần thứ ba của cuộc đời bé

  • Bé 1 tháng tuổi sẽ tiếp tục khóc và sẽ không dừng lại cho đến khi đạt đến sáu tuần tuổi.
  • Tại thời điểm này, bé sẽ nhận thức được những gì xung quanh mình và có thể nhìn thấy các vật thể trong khoảng cách gần.
  • Ở lứa tuổi này, mẹ nên cho trẻ đồ chơi sáng màu phù hợp với lứa tuổi của chúng.

Tuần cuối cùng của tháng đầu tiên

  • Bé sẽ trải nghiệm khoảnh khắc nằm sấp, và giúp bé di chuyển cánh tay của mình và giữ đầu lên.
  • Trong thời gian này, bé cũng sẽ bắt đầu tạo những tiếng ồn mới và sẽ bắt đầu chơi với đồ chơi.
  • Một số trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thậm chí có thể bắt đầu cười – nhưng đây không phải là điều chung cho tất cả trẻ sơ sinh.

Những đặc trưng phát triển bé 1 tháng tuổi

Để biết trẻ 1 tháng tuổi dài bao nhiêu và các chỉ số khác thì xem bảng dưới đây nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đầu của bé 1 tháng tuổi

Lúc mới sinh

Chiều dài Bé trai: 46,8 – 53,6cm; trung bình: 50,2cm; Bé gái: 46,4 – 52,8cm; trung bình: 49,6cm
Cân nặng Bé trai: 2,5 – 4kg; trung bình: 3,2kg; Bé gái: 2,4 – 3,8kg; trung bình: 3,1kg
Vòng đầu Bé trai: 31,8 – 36,3cm; trung bình: 34cm; Bé gái: 30,9 – 36,1cm; trung bình: 33,5cm
Vòng ngực Bé trai: 29,3 – 35,3cm; trung bình: 32,3cm; Bé gái: 29,4 – 35cm; trung bình: 32,2cm

Lúc đầy tháng

Chiều dài Bé trai: 52,3 – 61,5cm; trung bình: 56,9cm; Bé gái: 51,7 – 60,5cm; trung bình: 56,1cm
Cân nặng  Bé trai: 3,8– 6,4kg; trung bình: 5,1kg; Bé gái: 3,6 – 5,9kg; trung bình: 4,8kg
Vòng đầu Bé trai: 35,5 – 40,7cm; trung bình: 38,1cm; Bé gái: 35 – 39,8cm; trung bình: 37,4cm
Vòng ngực Bé trai: 33,7 – 40,9cm; trung bình: 37,3cm; Bé gái: 32,9 – 40,1cm; trung bình: 36,5cm
Thóp Trong quá trình sinh, do bị đường sinh đè ép nên sau khi sinh thóp có thể nhô ra, đây đều là hiện tượng bình thường.

Phát triển trẻ 1 tháng tuổi về vận động thô

Trẻ 1 tháng tuổi biết những gì? Bé vẫy đạp – động tác thường không theo quy tắc, không nhịp nhàng. Bé không thể vận động tùy ý, không thể thay đổi tư thế và vị trí.

Khi nằm sắp, mông của bé sẽ nhổm lên cao, hai gối co lại, đầu nghiêng sang một bên, mặt áp sát xuống giường. Nếu đặt tay của bé ở trước ngực thì hai chân của bé sẽ đạp không ngừng.

Khi nằm ngửa, đầu bé thường xoay sang một bên, tay và chân ở cùng hướng xoay đầu của bé sẽ duỗi thẳng, tay và chân ở bên kia sẽ co lại. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi cầm cổ tay của bé để kéo bé ngồi dậy, đầu của bé sẽ gập về trước, cằm tựa vào ngực, lưng cong lại giống hình chữ C. Nếu vừa đùa với bé vừa kéo bé ngồi dậy thì đầu của bé sẽ ngả ra sau.

Nếu dùng tay giữ lấy ngực và bụng của bé, đưa bé lên thì đầu và chân của bé sẽ thõng xuống.

Khi đỡ lấy nách bé để bé đứng lên trên một mặt phẳng cứng thì chân bé sẽ có những động tác giống như bước đi, nhưng khi bé bước về phía trước thì hai bàn chân trẻ thường vướng vào nhau, mẹ cần chú ý những cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

Vận động tinh của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

  • Tay của bé thường hay nắm lại, nếu lấy đồ chơi chạm vào tay bé, tay của bé sẽ nắm chặt lại.
  • Khi bé nắm chặt tay, ngón cái thường nằm bên trong bốn ngón kia.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài 2 ngày 1 lần và biện pháp xử lý hiệu quả

Khả năng thích ứng

Cẩm nang phát triển bé 1 tháng tuổi

Trẻ 1 tháng tuổi biết gì? Lúc này, bé có thể nhìn thấy vật ở cách mình khoảng 25cm. Khi nằm ngửa, bé có thể chú ý dõi theo những vật trong phạm vi tầm nhìn.

Khi cầm vật di chuyển chầm chậm từ một bên đầu của bé sang phía bên kia, khi vật được di chuyển đến vị trí chính giữa, hai mắt của bé sẽ nhìn theo, nhưng tầm nhìn của mắt lại nhỏ hơn 900.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sẽ có những phản ứng khác nhau đối với những âm thanh khác nhau. Khi nghe những âm thanh chậm, đều, bé sẽ mở to mắt, mỉm cười nằm im. Khi nghe những âm thanh tương đối lớn và đột ngột, bé sẽ có cảm ứng giật mình như run rẩy …

Khi bị ánh sáng chiếu vào mắt, con ngươi của bé sẽ thu nhỏ lại, bé sẽ chớp mắt hoặc nhíu mắt, mắt sẽ xuất hiện những động tác không nhịp nhàng …

Phát triển bé 1 tháng tuổi về mặt ngôn ngữ

  • Có thể phát ra những âm thanh nhỏ.
  • Khi người mẹ nói chuyện với bé, bé sẽ nhìn chăm chú vào mặt của mẹ.
  • Khi bé khóc, người mẹ đến vỗ về và nói chuyện với bé thì bé sẽ nín khóc, thậm chí là có thể gật đầu.

Hành vi giao tiếp

  • Bé sẽ nhìn chăm chú vào người ở bên cạnh bé.
  • Khi kiểm tra cơ thể hoặc thay tã, bé đã biết chú ý đến người kiểm tra hoặc người thay tã, và động tác của mặt cũng giảm bớt.
  • Khi thức, phần lớn thời gian bé sẽ nhìn mọi vật xung quanh. Khi xuất hiện mục tiêu, bé sẽ nhìn chăm chú trong thời gian ngắn.

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Ngoài những phát triển về cơ thể và khả năng vận động, bố mẹ nên nắm rõ các hiện tượng sinh lý mà trẻ 1 tháng tuổi có thể sẽ gặp phải để tránh những bỡ ngỡ, bất an:

  • Sau sinh từ 3 – 4 ngày, trẻ có thể bị vàng da nhẹ vùng mặt ngực. Nếu trẻ vẫn ăn, ngủ, đi vệ sinh bình thường thì sẽ tự hết sau 10 – 14 ngày.
  • Nhiều bố mẹ thường rất lo lắng khi sau 1 tháng, số cân nặng của trẻ không tăng mà còn bị giảm so với lúc mới sinh. Thực tế, đây là hiện tượng sụt cân sinh lý do trẻ bị mất nước qua da, bài tiết phân su và nước tiểu”.

Trên đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi và những đặc trưng của bé trong giai đoạn này. Mẹ hãy chú ý chăm sóc con đúng cách giúp bé phát triển khoẻ mạnh nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Sự phát triển của bé trong 1 tháng đầu tiên sau sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis