3 nguyên nhân phát ban sau sốt là: Roseola, bệnh tay chân miệng và bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn. Khi có triệu chứng bất thường, mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Sốt xảy ra là do cơ thể đang chống lại virus gây bệnh và xây dựng hệ thống miễn dịch. Điều gì sẽ xảy ra nếu các nốt đỏ xuất hiện trên cơ thể bé sau khi cơn sốt kết thúc? Theo báo cáo từ Health Line: “Sự xuất hiện của những đốm đỏ là một triệu chứng phổ biến của trẻ mới biết đi”. Cùng theAsianparent Việt Nam tìm hiểu các nguyên nhân gây phát ban sau sốt dưới đây:
- Vì sao trẻ nổi ban đỏ sau khi sốt?
- Roseola trẻ sơ sinh
- Bệnh tay chân miệng
- Ban đỏ nhiễm khuẩn
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ
Vì sao trẻ bị phát ban sau sốt?
Sốt phát ban là tình trạng da bé xuất hiện những thay đổi về màu da, kết cấu da do nguyên nhân bất thường nào đó. Các biểu hiện khác kèm theo có thể là da bong vẩy, bị kích thích hoặc ngứa. Trẻ có thể bị sốt xong phát ban 1 đến nhiều lần tùy nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 1 tuần. Khi tình trạng sốt giảm thì trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt phát ban.Hầu hết nguyên nhân gây bệnh là lành tính và trẻ có thể tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày.
Bạn có thể chưa biết:
Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào tại nhà? Khi nào nên đưa bé đi cấp cứu?
4 mẹo cho bé mọc răng không sốt cực đơn giản, mẹ nên áp dụng ngay!
Mặc dù vậy phụ huynh cũng không nên chủ quan vì các biểu hiện phát ban có thể diễn biến nặng hơn, gây nhiễm trùng và tổn thương lâu dài, để lại sẹo…
Roseola trẻ sơ sinh
Triệu chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh bắt đầu với cơn sốt cao từ 38,8° đến 40,5°C từ 3-7 ngày. Cơn sốt đi kèm với các triệu chứng như chán ăn, tiêu chảy, ho và sổ mũi.
Khi hết sốt, các đốm đỏ thường bắt đầu xuất hiện trên bụng, lưng và ngực. Các đốm này sẽ xuất hiện sau 12 hoặc 24 giờ khi hết sốt. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá lo lắng nếu con bị tình trạng này. Trong vòng 24 giờ sau khi hết sốt, các triệu chứng mà trẻ gặp phải sẽ không lây lan và con có thể đi học lại bình thường.
Hiện nay không có bất kỳ phương pháp điều trị nào để đối phó với Roseola. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng trên không dừng lại mà kèm theo các cơn co giật và sốt cao, bạn nên đưa con đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Bệnh tay chân miệng (HFMD)
Bệnh tay chân miệng còn được gọi là bệnh cúm Singapore. Các triệu chứng bạn có thể dễ nhận thấy ở trẻ là: bắt đầu sốt, đau họng và chán ăn. Sau vài ngày bị sốt, cơn đau họng sẽ bắt đầu lan ra vùng miệng. Đồng thời, các đốm đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện trên lòng bàn tay và bàn chân của bé.
Những trường hợp nghiêm trọng hơn, các đốm đỏ thậm chí có thể lan ra vai, mông và bộ phận sinh dục. Như Roseola, bệnh tay chân miệng cũng không có thuốc đặc trị. Thông thường bệnh này có thể tự lành chưa đầy 1 tuần.
Để giảm các triệu chứng trên, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau (theo liều lượng khuyến nghị) hoặc thuốc xịt miệng. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng của con trước khi sử dụng các phương pháp khác.
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn (Parvovirus B19)
Một số phụ huynh gọi bệnh này là bệnh thứ 5. Theo phân loại ngoại ban nhiễm trùng ở trẻ, có sáu bệnh được gọi tên theo thứ tự. Trong đó, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn ở vị trí thứ 5. Tương tự như hai bệnh trên, bệnh thứ năm cũng là một bệnh nhiễm trùng nhẹ, thường xảy ra ở trẻ em dưới năm tuổi.
Bạn có thể chưa biết:
10 món ăn bổ dưỡng nhất cho trẻ bị tay chân miệng chóng khỏi bệnh
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?
Bệnh này sẽ bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh và sốt nhẹ. Sau 7-10 ngày, các đốm đỏ ở má sẽ bắt đầu xuất hiện. Những đốm này cũng có khả năng lan rộng ra tất cả các bộ phận trên cơ thể.
Đối với một số trẻ, bệnh thứ năm phát triển và chấm dứt mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Tuy nhiên, bệnh sẽ rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Nó có khả năng lây truyền sang thai nhi đang ở trong bụng mẹ hoặc những đứa trẻ bị thiếu máu. Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn nên đưa con đến bác sĩ ngay lập tức.
Những lưu ý khi trẻ bị phát ban sau sốt
Trong nhiều trường hợp, sốt kèm theo phát ban có thể được điều trị tại nhà. Cách chăm sóc trẻ bị phát ban sau sốt cũng không quá phức tạp. Nhưng nếu gặp một số triệu chứng dưới đây, bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được giúp đỡ:
- Đau họng
- Sốt với thân nhiệt vượt quá 38,8°C trong 24 giờ trở lên
- Sốt với nhiệt độ cơ thể gần 40°C
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về nguyên nhân phát ban sau sốt. Khi chữa trị cho con, bạn cần tin tưởng vào khả năng của mình. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc con có những triệu chứng bất thường, bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm:
- Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh khác biệt như thế nào với bệnh sởi?
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt phát ban đỏ và mẹo xử lý
- Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào tại nhà? Khi nào nên đưa bé đi cấp cứu
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!