Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ đi ngoài phân su màu đen hoặc xanh lá cây, có độ kết dính. Những ngày sau khi trẻ thải ra hết phân su sẽ bắt đầu ra phân bình thường. Từ thời điểm này phân của trẻ sẽ phụ thuộc vào những chất mà bé hấp thụ ở giai đoạn sơ sinh là sữa mẹ và sữa công thức.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách “hiểu” được bé yêu thông qua việc quan sát 13 kiểu phân đi ngoài của con. Nhờ vậy bạn sẽ không phải lo lắng khi nào mình nên chú ý đến sức khỏe của bé:
- Phân của bé sơ sinh mới chào đời
- Phân trẻ sơ sinh bú mẹ
- Phân của trẻ sơ sinh ăn sữa công thức
- Có những mẩu thức ăn còn nguyên trong phân của bé
- Màu phân bình thường của trẻ sơ sinh
- Phân bé có màu da cam, màu vàng hoặc màu nâu
- Phân của bé có lẫn máu đen
- Phân của bé ở dạng lỏng
- Phân của bé cứng và thành những cục nhỏ
- Phân của bé có lẫn nước mũi, máu đỏ
- Có nước mũi lẫn trong phân của bé
- Phân của bé có màu trắng ngà
- Phân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Phân của bé sơ sinh mới chào đời
Phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Trẻ sơ sinh đi ngoài màu xanh có bình thường không? Bé vừa mới chào đời thường có phân ở dạng màu xanh cứt ngựa hơi pha đen. Trong giai đoạn này, phân trẻ sơ sinh có nhầy không? Câu trả lời là phân bình thường của trẻ sơ sinh có nhầy và dính gần giống với dầu máy xe. Loại phân này được gọi là phân su, 2-4 ngày sau sinh.
Phân của bé sẽ lại bắt đầu có sự thay đổi. Màu xanh của phân nhạt dần và không còn dẻo dính nữa.
Xem thêm >>>>
Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào? Hướng dẫn Cha Mẹ quan sát
Phân trẻ sơ sinh có mùi chua phản ánh vấn đề sức khỏe nào ở bé
Phân trẻ sơ sinh bú mẹ
Với một em bé bú sữa mẹ, phân của trẻ sơ sinh bú mẹ được coi là ở trạng thái bình thường khi có màu vàng kem, xanh hoặc nâu nhạt.
Phân mềm và lỏng, đôi khi mẹ có thể sẽ nhầm lẫn với dạng phân như bị tiêu chảy. Một điều đặc biệt là phân của trẻ bú sữa mẹ không hề có mùi hôi như mùi phân thông thường.
Phân của trẻ sơ sinh ăn sữa công thức
Phân của một trẻ sơ sinh ăn sữa công thức hay phân bình thường của trẻ 3 tháng uống sữa ngoài có màu vàng hoặc nâu, có độ quánh dẻo tựa như bơ lạc. Trẻ ăn sữa công thức thường có xu hướng đi ị ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ.
Phân của các bé này cũng có kích cỡ lớn hơn và mùi nặng hơn so với các bé ăn sữa mẹ.
Có những mẩu thức ăn còn nguyên trong phân của bé
Không phải bất cứ loại thức ăn nào cũng được tiêu hóa hoàn toàn trong dạ dày của trẻ sơ sinh. Một số loại thức ăn dặm khi đi qua đoạn ruột bé xíu của các bé một cách nhanh chóng mà chưa kịp được tiêu hóa.
Nó khiến cho một số mẩu thức ăn vẫn còn nguyên vẹn xuất hiện trọng phân của bé hoặc khiến cho phân bé có màu sắc kỳ dị mà đôi lúc khiến các bà mẹ phát hoảng lên.
Màu phân bình thường của trẻ sơ sinh
Đôi khi bạn sẽ thấy phân bé đột nhiên có màu xanh bất bình thường, nhất là các bé đang trong thời kỳ ăn dặm. Rất có thể đó là do các loại thức ăn dặm có bổ sung chất sắt cho bé như các món đỗ nghiền, rau chân vịt hoặc các loại thức ăn có màu xanh mà bé đã ăn trước đó.
Phân bé có màu da cam, màu vàng hoặc màu nâu
Đây là các màu sắc hoàn toàn bình thường đối với phân của một em bé bú sữa mẹ.
Xem thêm >>>>
Phân của bé có lẫn máu đen
Đôi khi nếu quan sát kĩ, mẹ có thể bắt gặp màng máu đen dính lẫn trong phân của bé. Điều này chứng tỏ bé đã tiêu hóa cả máu có trong sữa mẹ do trong khi mẹ cho bé bú đầu vú đã bị thương hoặc chảy máu.
Với dạng phân này, mặc dù không phải là điều quá nguy hiểm đối với trẻ. Tuy nhiên mẹ nên tư vấn với bác sĩ để chắc chắn rằng máu đó không xuất phát từ một triệu chứng bất bình thường.
Phân của bé ở dạng lỏng
Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Phân bình thường của trẻ sơ sinh màu xanh, vàng hoặc nâu, phân ở dạng lỏng như nước là khi bé bị tiêu chảy. Kiểu phân trẻ không bình thường này cho thấy có thể bé đã bị nhiễm một loại khuẩn nào đó. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ khiến cho trẻ bị mất nước.
Phân của bé cứng và thành những cục nhỏ
Nếu mẹ thấy phân bé cứng và là những viên nhỏ như đá thì có nghĩa là bé đã bị táo bón (hiện tượng này thường gặp ở các bé mới bắt đầu ăn dặm) hoặc cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng với sữa bò, sữa đậu nành hoặc dị ứng với một thành phần nào đó có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé đang ăn.
Phân của bé có lẫn nước mũi, máu đỏ
Nếu phân của con chuyển màu đỏ, điều này có thể do thức ăn dặm mà bé ăn như cà chua, hoa quả. Nhưng nếu mẹ nhận thấy phân đỏ như có lẫn máu thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng protein có trong sữa.
Nếu có máu đỏ trong phân khi bé đang bị tiêu chảy thì nghĩa là bé đã bị nhiễm một loại khuẩn nào đó. Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Có nước mũi lẫn trong phân của bé
Phân trẻ sơ sinh thế nào là bất thường? Khi thấy những cục mềm mềm, màu xanh thành sợi lẫn trong phân bé như nước mũi thì rất có thể đây là dấu hiệu bé đã bị nhiễm khuẩn.
Phân của bé có màu trắng ngà
Trong trường hợp mẹ thấy phân bé có màu trắng ngà, rạn nứt, mẹ nên hết sức lưu ý rằng có thể hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Cơ thể bé không thể tiêu hóa được một loại thức ăn nào đó. Phân của trẻ sơ sinh khi bị đi ngoài như thế này rất có thể là dấu hiệu cho thấy gan hoặc tụy của bé đang không bình thường.
Phân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Nếu trẻ đi ngoài ra phân lỏng, phân có bọt, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì có thể đó là triệu chứng trẻ đã bị tiêu chảy.
Biểu hiện của trẻ bị tiêu chảy có thể là:
- Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, đi ngoài liên tục
- Trẻ bú kém
- Trẻ quấy khóc vì đau bụng
- Tính chất của phân thay đổi: phân lỏng, nhiều nước, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, phân có dịch nhầy, phân chuyển màu…
- Trẻ bị sốt
- Trẻ nôn, trớ
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ly, Chuyên khoa Nội – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đó là:
- Nhiễm rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất
- Nhiễm vi khuẩn Coli, lỵ trực trùng, dịch tả,…
- Nhiễm ký sinh trùng qua thức ăn hoặc nước uống.
- Dị ứng với protein trong đồ ăn, sữa
- Bị bệnh liên quan đến đường ruột, như viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa,…
- Ăn quá nhiều, ăn đồ chưa chín kỹ hoặc chế biến không vệ sinh
- Bị ngộ độc thực phẩm
Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thông thường có thể tự hết trong khoảng từ 1 – 2 ngày. Nhưng cần lưu ý là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể diễn biến rất nhanh, gây mất nước, suy thận và suy hô hấp rất nguy hiểm. Do đó, cha mẹ nên chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu bé bị tiêu chảy lâu không cải thiện kèm biểu hiện sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Tạm kết
Trẻ nhỏ cũng giống như người trưởng thành, khi đi ngoài phân sẽ có sự thay đổi về màu sắc hoặc tính chất. Nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng khi phân của trẻ sơ sinh thay đổi màu sắc. Nhưng hầu hết sự thay đổi màu sắc ở phân là do sự ảnh hưởng của các loại thực phẩm mà trẻ nạp vào và không phải là một vấn đề đáng để phụ huynh lo lắng.
Nếu phụ huynh thấy phân trẻ thay đổi màu sắc lạ hãy nhớ lại trẻ đã ăn gì trong ngày hôm nay hoặc những ngày gần đây trẻ có ăn thức ăn lạ hay không. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức thì phân có thể tương đối lỏng và nếu trẻ đã đến thời kỳ ăn dặm thì cấu trúc phân của trẻ sẽ tương đối rắn hơn và có mùi nặng hơn. Vì màu sắc của phân sẽ phụ thuộc vào thức ăn nên sẽ rất khó để đoán được trẻ đang gặp vấn đề gì dựa vào màu sắc phân của trẻ.
Mỗi khi thay tã bỉm cho bé, đừng vội lắc đầu mà vứt ngay bịch phân của bé đi mẹ nhé. Một chút thời gian để kiểm tra, đối chiếu với 13 kiểu phân nói trên sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi chăm sóc bé yêu.
Theo theAsianparent Thái Lan, Bé bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị mẹ nên nắm rõ – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xem thêm
- CHUYỆN TÈ Ị CỦA TRẺ SƠ SINH Làm thế nào để biết con bình thường?
- Bí kíp MASSAGE giúp trị đau bụng co thắt và táo bón ở trẻ sơ sinh
- Sai lầm khi bế trẻ sơ sinh không phải ba mẹ nào cũng biết