Cha mẹ luôn mong muốn con phải làm được những đều cơ bản và tốt nhất cho chính bản thân con, ngoài việc rèn, dạy con, cha mẹ sử dụng phần thưởng là một động cơ khuyến khích thúc đẩy con tham gia và hoàn thành các yêu cầu cha mẹ đưa ra. Vậy thì phần thưởng cho con là lợi hay hại dưới mắt của các chuyên gia về nuôi dạy con cái?
Sự thông minh của trẻ
Khi bạn tôi Jeff là rèn đi vệ sinh cho con gái Alex, anh ấy tặng con một miếng sô-cô-la nhỏ mỗi khi cô bé ngồi vào bô. Rồi một ngày, Jeff đã thỏa thuận với cô con gái là dung một thanh sô cô la giả vờ tượng trưng thôi cho phần thưởng của cô bé. Và cô bé Alex vẫn ngồi xuống bô, mỉm cười, nhưng không có gì trong đó. “Thỏa thuận là gì nào con?” Jeff hỏi cô con gái. Alex đã trả lời, “Con giả vờ ị bố ạ. Quả là một cô bé rất thông minh và không ngoan như người lớn có thể nhận xét.
Cố vấn tâm lý học và phụ huynh Eileen Kennedy-Moore, đồng tác giả của Smart Parenting cho Smart Kids nói. Trẻ em thông minh thường có thể làm việc theo cách của mình xung quanh bất kỳ hệ thống phần thưởng nào. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng những tác động tích cực của phần thưởng chỉ là ngắn ngủi.
Phần thưởng cho con – lợi và hại?
Tất nhiên, việc tặng phần thưởng cho trẻ em đôi khi có thể hữu ích tạm thời để thúc đẩy động viên trẻ em tham gia và hoàn thành. “Đúng là phần thưởng sẽ thúc đẩy mọi người làm các hoạt động,” Edward Deci, tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Rochester nói. “Nhưng những gì xảy ra là hành vi trở nên phụ thuộc vào phần thưởng và sẽ dừng lại khi phần thưởng dừng lại. Người lớn đi làm để được trả tiền, nhưng nếu lương dừng lại, họ sẽ ngừng làm việc.”
Điều này đúng ngay cả khi làm hay tham gia một hoạt động vui vẻ, yêu thích nào đó
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã làm thử nghiệm cho trẻ em vẽ bằng bút dạ loại bút mà chúng yêu thích và chúng được trả tiền để làm điều đó, sau đó họ ngưng việc trả tiền để sử dụng viết thì bọn trẻ cũng ngừng sử dụng viết. Nói cách khác, phần thưởng bằng cách nào đó đã dập tắt niềm đam mê của họ.
Trong khi phần thưởng trong thời gian ngắn không có hại cho những thứ như khiến con bạn ngừng giận dữ, khóc lóc trên máy bay, hay dụ dỗ hối lộ con để cho con vượt qua những cảm xúc nhất thời. Ngoài ra, những phần thưởng khác cũng sẽ không thể xây dựng tính cách của con bạn hoặc truyền đạt giá trị của việc lau dọn phòng, đồ chơi của mình hay ngủ theo giờ quy định mà cha mẹ luôn mong muốn rèn một hành vi hay thói quen nào đó.
Như vậy thì điều gì sẽ thúc đẩy xây dụng hành vi tính cách của con trẻ?
Điều gì sẽ làm động cơ khuyến khích con tham gia và hoàn thành hoạt động?
Hãy khuyến khích con làm theo hướng dẫn những gì làm cho con cảm thấy tốt và có giá trị, sự yêu thích, sự quan tâm tham gia và hoàn thành việc đó hơn là sử dụng hệ thống phần thưởng mọi việc con làm – chẳng hạn như sự hài lòng trong một kỹ năng mới được học hoặc một công việc được thực hiện tốt.
Hãy dạy con giá trị của nó, và hoàn thành nó dù có phần thưởng hay không.
Việc tham gia và hoàn thành chúng thì được đánh giá cao hơn và có giá trị hơn việc con phải làm đúng và làm đẹp theo yêu cầu của cha mẹ ngay từ đầu. Đôi khi cha mẹ quá tham lam, trong cùng một lúc muốn con hoàn thành quá nhiều thứ, và mong muốn phải đúng – phải đẹp như cha mẹ mong muốn. Điều đó làm con cảm thấy mình không bao giờ làm đúng, mọi sự cố gắng của mình không giá trị, và dần không còn hứng thú hay muốn làm việc hay hoạt động đó nữa.
Lạm dụng phần thưởng cho con
Nếu cha mẹ lạm dụng hệ thống phần thưởng quá thì lại gây cho con một thói quen luôn làm vì phần thưởng, vì một cái gì đó mình đạt được. Sau này, con làm gì cũng luôn suy nghĩ mình sẽ có gì khi mình hoàn tất việc này, con hình thành một sự trao đổi và mục đích trong mọi thứ con làm. Con sẽ khó thấy được giá trị công việc và những lợi ích của hoạt động đem lại cho chính bản thân mình.
Khi con làm vì yêu thích và nhìn nhận giá trị của nó – Con không chỉ thành công hơn trong dài hạn, con cũng nhận ra được giá trị và hạnh phúc trên đường đời của mình, và được truyền cảm hứng. Tiến sĩ Kennedy-Moore nói: “Khi một đứa trẻ học đi xe đạp, trẻ sẽ rất vui mừng với kỹ năng mới của mình và mong muốn làm điều đó, thật khó để thuyết phục anh ta dừng lại”. “Cảm giác làm chủ đó là động cơ to lớn.”
Xem thêm
- Tìm hiểu tâm lý trẻ 2 tuổi để nuôi dạy con đúng phương pháp
- 5 cách cực đơn giản giúp ba mẹ dạy bé học về các con vật quen thuộc
- Dạy con tự tin hơn giúp con trở thành thiên tài trong tương lai