Mẹ hai con chia sẻ kinh nghiệm ở cữ sau sinh giúp mẹ khỏe con mau lớn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau một cuộc sinh nở đầy khó khăn, cơ thể người phụ nữ trở nên yếu ớt và mệt mỏi hơn bao giờ hết. Đối với nhiều chị em, việc trải qua thời kỳ ở cữ sau sinh cũng là nỗi lo lắng và sợ hãi không kém so với việc lên bàn đẻ.

Theo kinh nghiệm dân gian, thời gian này rất quan trọng vì nó giúp người mẹ tránh được các vấn đề hậu sản sau này. Trải qua 2 lần sinh nở, mình cũng có chút kinh nghiệm muốn chia sẻ để các chị em cùng tham khảo.

Trước đây các cụ thường quan niệm rằng ở cữ phải cần đến tận 3 tháng kèm theo đó là những khái niệm kiêng cữ rất khắt khe. Giờ đây, xã hội đã rất khác rồi các mẹ ạ, chúng ta cần kiêng cữ nhưng không nên kiêng cữ quá kỹ vì điều đó sẽ gây tác dụng ngược lại, lợi bất cập hại. Nói chung, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

Chuẩn bị tâm lý cho việc ở cữ sau sinh

Cuộc sống của các mẹ sẽ đảo lộn hoàn toàn kể từ khi có sự xuất hiện của thiên thần nhỏ bé, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ. Bé phải được cho ăn và thay tã thường xuyên, các mẹ có thể sẽ trải qua những đêm mất ngủ, những thay đổi rõ rệt trên cơ thể, sức khỏe giảm sút, các cơn đau, thói quen sinh hoạt đảo lộn… tất cả những điều này có thể khiến mẹ bực bội và mệt mỏi.

Nhưng tin tốt là các mẹ sẽ dần thích nghi và điều chỉnh để thích ứng. Có điều, sự chuẩn bị tâm lý từ đầu là rất cần thiết để mẹ tránh bị rơi vào trạng thái vội vã không thích nghi từ đó dẫn đến trầm cảm. Lý do khiến cho giai đoạn ở cữ sau sinh có thể rất mệt mỏi là do một số lượng rất lớn các nội tiết tố khi mang thai có thể biến mất.

Do đó, các mẹ hãy luôn giữ tâm lý thoải mái, không lo lắng buồn phiền, nghỉ ngơi và tương tác với con càng nhiều càng tốt, thư giãn, chăm sóc bản thân mình, vận động phù hợp, sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực mỗi ngày.

Vệ sinh trong thời gian ở cữ

Sau khi sinh sản dịch ra rất nhiều, các mẹ cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất 3 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu cần thiết. Quan trọng là các mẹ phải luôn cảm thấy mình sạch sẽ thì mới thoải mái được. Khi vệ sinh các mẹ phải chú ý sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, nước và khăn lau đều phải sạch.

Còn về vấn đề tắm sau khi sinh thì sao?

Chúng ta ai cũng tiết rất nhiều mồ hôi trong quá trình sinh nở, và sau khi sinh thì dường như cơ thể cũng dễ tiết mồ hôi hơn, nên cần phải tắm rửa sạch sẽ. Mình thì sinh mổ nên phải 3 ngày sau sinh khi vết mổ đã khô mới có thể tắm được . Còn đối với các mẹ sinh thường thì chỉ cần 1-2 ngày sau sinh là đã có thể tắm rửa rồi nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tắm gội sớm sau khi sinh không chỉ hạn chế việc vi khuẩn mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn. Có điều các mẹ nên lưu ý chỉ tắm bằng nước ấm sạch và không nên tắm quá lâu, phòng tắm phải thật kín gió. Lúc chưa tắm được các mẹ hãy thấm ướt khăn bằng nước nóng rồi lau người, sau đó dung khăn khô lau lại.

Hiện tại, dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà rất phổ biến, nếu các mẹ ngại bày biện thì có thể sử dụng dịch vụ này để cơ thể được thư giãn nhẹ nhõm. Còn nếu không có điều kiện thì dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên bẹn.

Việc này có tác dụng chống đau lưng, mỏi gối, giúp cơ thể chóng hồi phục. Ngoài ra, chườm nóng giúp tuần hoàn tại chỗ tốt hơn, tăng sức đàn hồi của bắp thịt và da bụng, nhờ đó da bụng bớt nhăn, bụng sẽ nhỏ lại.

Các mẹ cần chú ý vệ sinh bầu vú của mình thật sạch sẽ bằng khăn ấm hàng ngày và sau mỗi lần cho bé bú nữa nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn uống trong thời kỳ ở cữ sau sinh

Mặc dù trong quá trình mang thai, mẹ nào cũng tẩm bổ để cung cấp dưỡng chất cho bào thai. Khi em bé đã chào đời nhưng không có nghĩa là mẹ không cần bổ sung dưỡng chất nữa. Trong quá trình sinh nở, mẹ đã mất rất nhiều máu.

Hẳn trong số chúng ta không ít mẹ đã bắt gặp những quan niệm ăn uống trong thời gian ở cứ sau sinh như chỉ ăn cơm với nước mắm, không ăn canh, không ăn rau, không ăn cua cá ốc… Những món các mẹ có thể ăn là xôi, đu đủ hầm móng giò, cháo, thịt nạc, rau ngót…

Thực đơn nhàm chán này sẽ làm các mẹ cảm thấy ngán ngẩm, thậm chị sợ hãi các món ăn dẫn đến việc chán ăn, ăn ít, dần dần sẽ thiếu chất.

Vậy ở cữ sau sinh nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mình vẫn duy trì thực đơn trước khi sinh, ăn nhiều bữa trong ngày và đầy đủ các nhóm chất.

Các mẹ thèm ăn gì thì cứ ăn nhé, vì chỉ khi cơ thể vui vẻ mới có thể sản sinh ra nhiều hoocmon Prolactin tạo sữa nhiều hơn, chất lượng sữa tốt hơn. Nếu kiêng nhiều quá thì nay mai con lớn sẽ kén ăn và khó nuôi vì không được tiếp xúc với nhiều loại mùi vị thức ăn thông qua sữa mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì thế nên mình chú trọng bổ sung đạm, giảm tinh bột, tích cực ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Các loại thực phẩm giàu chất xơ còn giúp ích tích cực trong việc phòng và chữa bệnh trĩ – căn bệnh mà rất nhiều mẹ mắc phải sau sinh.

Các mẹ nên kiêng các loại thực phẩm có tính hàn gây lạnh bụng như mướp đắng, ốc, bắp cải… Tránh các thức ăn cũ, lạnh, dễ ôi thiu và có thể gây ngộ độc như thịt, trứng, hải sản sống có 2 mảnh vỏ, vì nguy cơ dị ứng và nhiễm khuẩn cao

Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, cafein như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà, nước ngọt…Ngoài ra, các mẹ cũng không nên ăn nhiều thức ăn nhanh, hạn chế ăn những thực phẩm màu sặc sỡ do có hóa màu, hạn chế mì gói, đồ hộp, hạn chế ăn kẹo và bánh có nhiều đường.

Vận động trong thời gian ở cữ

Ngay sau khi sinh, phụ nữ không được đi lại, vận động nhiều vì lúc này cơ thể rất yếu. Tuy nhiên, sau sinh từ 6-8 giờ các mẹ nên vận động nhẹ nhàng như tự ngồi dậy, ngày hôm sau có thể tự đi lại được.

Vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung, giúp tử cung sớm trở về đúng vị trí cũ và sản dịch có thể thoát ra ngoài, tăng nhu động ruột và tránh bí tiểu hay táo bón.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cụ ngày trước thường truyền tai nhau sau sinh 1 tháng không được phép vận động. Sự thật là không vận động sẽ khiến người mẹ cảm thấy tù túng, mệt mỏi và sẽ khiến các vết thương lâu lành hơn. Hơn nữa, sau sinh người mẹ thường dễ bị táo bón, mà càng lười vận động thì táo bón sẽ càng nặng.

Các mẹ hoàn toàn có thể tự làm các công việc nhà vừa sức, chăm sóc con cái, bản thân, đi mua sắm, đi dạo, gặp gỡ bạn bè thậm chí có thể tập luyện thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Tình dục

Trước đây, phụ nữ sau sinh phải kiêng gần chồng vì bị cho rằng sẽ đem lại những điều xui xẻo, nhất là ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp của chồng. Đặc biệt, bà đẻ còn phải kiêng ‘chuyện ấy’ đến 3 tháng 10 ngày – hết thời gian ở cữ.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh chị em không nhất thiết phải kiêng cữ thái quá như thế nếu sức khỏe sau sinh đã ổn định.

Cơ thể người phụ nữ cần khoảng 20 ngày đến 1 tháng để hoàn toàn sạch sản dịch sau khi sinh, cho nên “chuyện ấy” lúc này là không nên. Hơn nữa, cơ thể của người phụ nữa sau sinh còn đau nên chưa thể tiết ra các hoocmon sinh dục để hoạt động tình dục được trơn tru.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mẹ sinh thường thường phải rạch tầng sinh môn, còn các mẹ sinh mổ thì cần chờ vết mổ phục hồi nên 8 tuần là khoảng thời gian hợp lý cho việc “yêu lại từ đầu”. Chuyện này sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng sau sinh, cũng như nâng cao tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên, nếu 8 tuần mà mẹ vẫn chưa sẵn sàng thì có thể chờ đợi thêm.

Một số lưu ý nho nhỏ khác

Nhiều mẹ vẫn truyền tai nhau, sau sinh là phải mặc quần áo dài. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu các mẹ ở vùng khí hậu lạnh hoặc vào mùa đông mà thôi. Sự kiêng cữ này không thể phù hợp với thời tiết mùa hè có thể lên tới 40 độ C như ở một số vùng nước ta.

Lúc này, các mẹ cần mặc quần áo thoáng mát để thoát mồ hôi, hạn chế tăng thân nhiệt. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không để quạt hay điều hòa hướng thẳng vào mặt và không để số quá to hay nhiệt độ quá thấp. Khi thời tiết quá nóng, mẹ cũng có thể dùng cùng lúc quạt gió và điều hòa để làm mát.

Phòng của mẹ và bé cần có cửa sổ để ánh nắng và gió có thể vào, nhưng giường ngủ thì phải nằm xa cửa sổ để tránh gió lùa. Các mẹ cũng nên bế em bé ra ngoài mỗi sáng để tắm nắng cho bé và thư giãn cơ thể mình nhé!

Trời rét các mẹ nên đóng cửa phòng tránh không cho không khí lạnh vào trong phòng. Có thể bật điều hòa chế độ sưởi ấm nhưng tuyệt đối không làm ấm bằng cách sưởi than củi. Khí CO rất dễ làm cho người mẹ và em bé tử vong nếu sưởi than trong phòng kín.

Các mẹ hãy là những người mẹ thông thái biết cách kiêng cữ phù hợp khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh và quãng thời gian ở cữ sau sinh trong niềm hạnh phúc với thiên chức làm mẹ nhé!

Theo: The Asianparent

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca