Ở cữ sau khi sinh con thứ 2 sẽ giúp mẹ tránh được một số bệnh lý hậu sản về sau. Tuy nhiên tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người, việc kiêng cữ lại khác nhau. Kiêng trong bao lâu? Kiêng như thế nào để tốt cho cả mẹ lẫn bé? chắc hẳn là điều mà mẹ nào cũng quan tâm. Cùng đón đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Ở cữ sau khi sinh con thứ 2 có cần thiết hay không?
Câu trả lời ở đây là có. Bởi trong quá trình sinh con, cơ thể mẹ đã trải qua rất nhiều mệt mỏi và bị mất sức. Chính vì vậy, mẹ cần có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Giai đoạn này thường được gọi là ở cữ sau sinh.
Ngoài ra, sau khi sinh đẻ phụ nữ cần tránh làm việc nặng nhọc quá sức. Không ở cữ sau sinh có thể là nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh hậu sản sau này. Chẳng hạn như: thường xuyên bị đau đầu, cơ thể hay mệt mỏi, đau lưng,…
Thời gian kiêng cữ sau sinh kéo dài bao lâu?
Theo quan niệm của các cụ xưa, sau sinh các mẹ phải ở cữ đủ 100 ngày. Mẹ cần phải nằm trong phòng kín, không tắm rửa hay sử dụng điện thoại. Người xưa tin rằng làm như vậy sẽ giúp người mẹ khỏi việc bị đau nhức xương khớp, đau đầu hậu sản.
Song các nghiên cứu về ở cữ hiện đại mới đây đã chỉ ra việc kiêng cữ sau sinh tốt nhất chỉ nên thực hiện trong vòng 1 tháng đầu. Sau khoảng 3 đến 4 ngày sinh bé, mẹ đã có thể bắt đầu vệ sinh cơ thể.
Mẹ cũng cần tránh vận động mạnh hay làm những công việc căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều trong thời gian này.
Một số kinh nghiệm ở cữ sau khi sinh con thứ 2 lỗi thời, lạc hậu
Những kinh nghiệm ở cữ sau sinh đa phần được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, đến nay có một số những kiêng cữ khắt khe đã lỗi thời và không còn phù hợp bao gồm:
Kiêng mặc quần áo ngắn tay
Việc làm này nhằm mục đích giúp mẹ sau sinh không bị nhiễm lạnh. Thậm chí, một số mẹ còn phải quàng khăn, mang tất và kiêng không được sử dụng quạt hay máy lạnh trong suốt mùa hè.
Kiêng tắm gội
Phụ nữ phải kiêng tắm gội ít nhất 1 tháng để tránh bị cảm lạnh và phong hàn. Tuy nhiên, cơ thể nếu không được vệ sinh sạch sẽ tạo môi trường lý tưởng do các vi khuẩn phát triển.
Kiêng đi ra ngoài
Trong suốt quãng thời gian ở cữ, người mẹ chỉ được ở trong phòng và không được ra ngoài. Căn phòng lúc nào cũng phải đóng kín cửa để tránh gió lùa.
Tuy nhiên, làm như vậy dẫn đến phòng bị thiếu oxy. Môi trường sống ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
Bên cạnh đó, trẻ cũng nên ra ngoài phơi nắng để bổ sung vitamin D giúp hệ xương phát triển.
Kiêng chải đầu, đánh răng
Người xưa cho rằng việc chải đầu có thể khiến các mẹ bị rụng tóc. Còn đánh răng thường xuyên sẽ gây tổn hại men răng và dẫn đến tình trạng hay ê buốt.
Tuy nhiên trên thực tế, đánh răng hay chải đầu chỉ là hoạt động vệ sinh cá nhân bình thường không gây tổn hại gì đến sức khỏe.
Kiêng cữ trong việc ăn uống
Các mẹ sau sinh trước đây phải cực kỳ khắt khe trong việc ăn uống. Chẳng hạn như, hậu sinh phụ nữ không được ăn đồ có nhiều nước, tôm, cá, đồ ăn chua cay,…
Mẹ chỉ được ăn các món như: móng giò hầm đu đủ, cháo thịt nạc,… Thực đơn trong ngày quanh đi quẩn lại với những món đó. Điều này sẽ làm mẹ mất đi sự ngon miệng và sợ hãi trước mỗi bữa ăn.
Làm thế nào để ở cữ sau khi sinh con thứ 2 vừa an toàn vừa khoa học?
Chúng ta không thể phủ nhận sự cần thiết của việc ở cữ sau sinh. Dưới đây là một số lời khuyên từ các bác sĩ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ cũng nên tắm với nước ấm và không ngâm mình trong nước quá lâu. Sau khi tắm, mẹ có thể xông bằng lá kinh giới, tía tô để bài tiết mồ hôi và giúp cơ thể nhẹ nhõm hơn.
- Ăn uống đầy đủ khoa học: Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống sữa để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Không nên dành thời gian xem ti vi, sử dụng điện thoại quá nhiều.
- Vận động và tham gia những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.
- Nếu bạn sinh mổ thì nên tránh ăn những thực phẩm như: rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng gà,…
- Ngủ đủ giấc và luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái
Nói tóm lại, quan niệm về ở cữ sau khi sinh con thứ 2 ở mỗi người là khác nhau. Mẹ cần thực sự sáng suốt và chọn giải pháp kiêng cữ khoa học và phù hợp với sức khỏe bản thân.
Xem thêm:
- Mẹ đang ở cữ có được ăn ốc không?
- 7 Thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ nhiều sữa và lấy lại vóc dáng nhanh!
- Những kiêng kị phản khoa học sau sinh – “ở cữ” sao cho đúng?