Sữa chua là món ăn không những thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có tác dụng làm đẹp da, giảm cân… Vậy người đang ở cữ có được ăn sữa chua không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết rõ hơn nhé.
Ở cữ có được ăn sữa chua không?
Ở cữ có được ăn sữa chua không ? Đã từng có không ít quan niệm cho rằng, phụ nữ sau sinh nên loại bỏ ngay những thực phẩm lạnh, chua vì nó dễ gây ra tình trạng đau bụng, khó chịu cho mẹ và thậm chí gây tiêu chảy cho bé. Nghe nhiều lời đồn đoán như vậy nên nhiều sản phụ loại ngay sữa chua ra khỏi danh sách thực phẩm cần được bổ sung sau khi sinh, đó quả thật là một sai lầm rất lớn đấy.
Vì sữa chua được xem là một thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, thanh lọc cơ thể và thường có mùi vị khá dễ ăn. Ngoài ra, trong sữa chua cũng có chứa nhiều axit lactic nên sẽ nhanh chóng giải quyết các tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi,…cực kỳ an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang cho con bú thì nên nhớ, khoảng 2 tháng sau sinh mới được ăn sữa chua nhưng nhớ đừng ăn quá lạnh. Mỗi ngày cứ ăn khoảng 2 hũ sữa chua sẽ mang lại vô vàn lợi ích không tưởng đó. Muốn tinh thần vui vẻ, da dẻ lúc nào cũng hồng hào thì đây chính là cách chăm sóc cơ thể tốt hơn cả.
Sau sinh ăn sữa chua có tác dụng gì?
Sữa chua giúp bổ sung canxi
Canxi có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc phân tử của xương, răng ở trẻ nên mẹ đừng lăn tăn việc sau sinh có được ăn sữa chua không nhé. Vì cơ thể bé chỉ hấp thu tốt lượng canxi thông qua sữa mẹ và sữa chua chính là một trong những nguồn cung cấp bổ sung canxi hiệu quả tốt nhất.
Mẹ có thể tìm mua và sử dụng các loại sữa chua hoa quả, sữa chua tách béo, sữa chua không đường,…Nhưng tuyệt đối đừng sử dụng sữa chua quá lạnh vì nó sẽ không tốt cho cơ thể của người mới sinh xong.
Sữa chua giúp phòng ngừa táo bón
Sau sinh có được ăn sữa chua không? Với một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho cơ thể như vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn Bifido Bacterium nên sữa chua chính là sự lựa chọn tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời cũng góp phần cải thiện và bảo vệ hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, sữa chua cũng có tác dụng rất lớn trong việc phòng tránh táo bón (vì giai đoạn sau sinh, táo bón là tình trạng không phải hiếm gặp ở các chị các mẹ).
Sữa chua giúp phòng bệnh cao huyết áp
Bên cạnh việc cải thiện hệ tiêu hóa thì mẹ sau sinh cũng nên tích cực ăn sữa chua để phòng ngừa bệnh huyết áp cao. Bởi sữa chua cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu và tăng cường hoạt động của hệ tim mạch.
Sữa chua giúp giảm stress
Dựa theo một nghiên cứu mới nhất của Học viện khoa học Mỹ, sữa chua có chứa Lactobacillus Rhamnosus – một loại vi khuẩn có thể làm giảm lượng hormone Corticosterone là nguyên nhân gây căng thẳng, lo âu. Vậy nên, hãy tích cực sử dụng sữa chua để giữ cho mình một tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan nhất nhé.
Sữa chua giúp giảm cân lấy lại vóc dáng
Phụ nữ sau sinh có được ăn sữa chua không? Đơn nhiên là có vì nó sẽ giúp bạn giảm cân và lấy lại vóc dáng nhanh nhất nhưng không ít người đã bỏ qua công dụng “thần thánh” của sữa chua. Nhờ các hormone cortisol, sữa chua sẽ hỗ trợ chị em kiểm soát hiệu quả tốt nhất cân nặng của mình nên nhớ thêm thực phẩm này vào thực đơn ngay nhé.
Sữa chua làm đẹp và ngăn ngừa lão hóa da sau sinh
Acid lactic có trong sữa chua sẽ có tác dụng rất tốt cho việc làm đẹp sau sinh, vì nó có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại cho da phụ nữ. Thêm nữa là các loại vi khuẩn lên men trong sữa chua giúp sản sinh ra kháng sinh thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Nên vì thế mà sữa chua luôn có tác dụng trong việc ngăn ngừa lão hóa, làm liền sẹo, tái tạo làn da giúp da trắng hồng mịn màng và tăng độ đàn hồi hiệu quả.
Ăn sữa chua sau sinh đúng cách như thế nào?
Khi cho con bú, bạn nên bổ sung thêm sữa chua nhưng không phải muốn ăn bao nhiêu hay ăn lúc nào cũng được. Ăn sữa chua sau khi sinh nếu sai cách thì có thể sẽ làm dưỡng chất của sữa chua không phát huy hết tác dụng hiệu quả, hoặc thậm chí là gây ra các vấn đề khác tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Muốn sử dụng sữa chua đúng cách, cần nhớ rằng:
- Sữa chua sau khi mua về phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, và sau khi mua về khoảng 1 tuần thì nên dùng hết.
- Sau sinh có được ăn sữa chua? Không được ăn sữa chua quá lạnh khi đang cho con bú. Trước khi ăn, nên để sữa chua ra bên ngoài cho bớt lạnh từ 5-10 phút.
- Tuy sữa chua rất tốt nhưng bạn chỉ nên ăn từ 2-3 hộp mỗi ngày.
- Tránh ăn sữa chua và uống thuốc cùng một lúc, vì cơ bản là thuốc sẽ “giết” chết các lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Khi bụng đang trống rỗng thì không nên ăn sữa chua, vì độ pH của dạ dày lúc đói sẽ tiêu diệt mọi lợi khuẩn có trong sữa chua. Nên thời điểm tốt nhất để bà mẹ cho con bú ăn sữa chua là từ 1-2 giờ sau bữa chính.
- Tuyệt đối không được đun sữa chua, vì chúng sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn và dinh dưỡng trong đó. Nếu bạn muốn ăn sữa chua ấm thì chỉ cần ngâm trong nước nóng 70 độ C là được.
Ăn sữa chua khi cho con bú cần lưu ý những điều gì?
Sau khi ăn sữa chua và cho con bú xong, mẹ nên quan sát xem phản ứng của bé thế nào sau khi bú ti mẹ nhé. Nếu thấy bé có xuất hiện những triệu chứng như nôn, khó tiêu, quấy khóc nhiều lần thì nên đưa đi khám, điều trị tình trạng bệnh dị ứng và quan trọng hơn cả là dừng ngay việc sử dụng sữa chua cho tới khi bé cai sữa mẹ hoàn toàn.
Tốt hơn cả là mẹ nên bảo quản sữa chua ở nhiệt độ từ 4-6 độ C và nên dùng sau bữa ăn chính khoảng 30 phút là hiệu quả nhất.
Ở cữ có được ăn sữa chua hay không? Theo như những lý giải trên thì câu trả lời là có, chỉ cần bạn tuân thủ đúng vài điều cơ bản và áp dụng đúng nguyên tắc ăn uống khoa học, không ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày thì tin chắc rằng, hiệu quả mang đến cho bạn là rất cao đó. Ngoài ra, bên cạnh sữa chua, bạn nên cân bằng thêm các loại thực phẩm khác nữa cho đa dạng, nhất là chất xơ, vitamin từ rau củ quả, trái cây,…để góp phần cung cấp đầy đủ mọi dưỡng chất thiết yếu sau sinh.
Xem thêm
- Dấu hiệu chửa ngoài dạ con chị em cần nắm rõ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
- 12 con giáp mặc màu gì vào tết Canh Tý 2020 để may mắn, hạnh phúc cả năm?
- Tử vi tuần mới 6/1- 12/1/2020 của 12 con giáp phần 1: Sửu cần đồng nghiệp giúp đỡ, Dần gia đình khó khăn phức tạp