Nước vôi nhì là gì? Dùng như thế nào để trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nước vôi nhì cho trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy và những điều ba mẹ cần biết về cách sử dụng loại thuốc này nhằm đảm bảo an toàn cho bé.

Nước vôi nhì là gì?

Đây là loại thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, thực quản. Làm trung hòa bớt tính a-xít làm phân trung tính hơn sẽ làm giảm số lần đi ngoài và nề đỏ xung quanh hậu môn, thuốc chỉ định dành cho người bị tiêu chảy, bao gồm cả trẻ nhỏ.

Theo bệnh viện nhi Trung Ương, một số trẻ bị tiêu chảy nặng, đi ngoài phân lỏng và có mùi chua, đỏ rát ở hậu môn, ... khi đi khám thì được bác sĩ kê nước oresol (để bù nước), men vi sinh Biolactomen và nước vôi nhì để chữa trị.

Cách sử dụng liều lượng nước vôi nhì cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?

Nước vôi nhì chỉ được sử dụng cho trẻ sơ sinh khi có đơn kê của bác sĩ. Do đó khuyến cáo ba mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc cho trẻ. Thông thường, thuốc được dùng với liều lượng như sau:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Uống 2 – 3ml/ lần x 3 lần/ ngày
  • Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi: Uống 5ml/ lần x 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 2 tuổi đến 6 tuổi: Uống 5ml/ lần x 4 lần/ ngày
  • Với trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Uống 7ml/ lần x 4 lần/ ngày
  • Trẻ lớn trên 12 tuổi và người lớn: Uống 10ml/ lần x 4 – 5 lần/ ngày, uống trong 5 – 7 ngày, có thể pha với sữa hoặc đường để uống

Ba mẹ có nên tự pha nước vôi nhì cho trẻ sơ sinh không?

Thông thường nước vôi nhì có thể pha với công thức được hướng dẫn từ các bác sĩ. Cụ thể như sau:

  1. Lấy một thìa canh đầy vôi mới tôi (chọn chỗ vôi thật trắng và dẻo) cho vào chai thủy tinh có dung tích 1 lít rồi thêm 100ml nước chín (nước đun sôi để nguội) khuấy kỹ.
  2. Xong cho tiếp 400ml nước đun sôi để nguội nữa, khuấy đều.
  3. Rót dung dịch này vào chai có dung tích 1 lít, nút kín bằng nút bấc (có lót nilông để dung dịch không tiếp xúc với không khí bên ngoài), để vào chỗ mát trong 4-5 giờ, sau đó gạn bỏ hết phần nước vôi trong, để lại phần vôi đặc.
  4. Thêm 1.000ml nước đun sôi để nguội, lắc kỹ cho đến khi phần vôi đặc này tan hết là được. Nút kín chai bằng nút bấc, để vào chỗ mát. Chờ cho vôi lắng xuống đáy chai, phần nước vôi trong ở trên là nước vôi nhì.
  5. Chắt nước vôi trong, đong vào từng chai nhỏ 60 - 100ml để dùng.
  6. Cho tiếp nước sôi để nguội cho đủ 1.000 ml, lắc kỹ cho vôi tan hết rồi nút kín chai, để chỗ mát, khi vôi lắng xuống đáy chai lại được nước vôi nhì. Cứ làm như thế cho đến khi lượng vôi ở đáy chai chỉ còn khoảng 1/10 lượng vôi đặc ban đầu thì thôi.

Tuy nhiên nếu ba mẹ không chắc chắn về cách làm và để đảm bảo nhất thì có thể đặt mua nước vôi nhì do bệnh viện Nhi Trung ương pha chế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy 

Trẻ sơ sinh thường có nguy cơ bị tiêu chảy bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và nhạy cảm, đặc biệt là giai đoạn khi trẻ chuyển sang ăn dặm. Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy khoảng 3 lần trong một năm. Nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ.

Ngoài việc sử dụng thuốc vôi nhi theo đơn kê của bác sĩ, ba mẹ cần có chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp giúp bé mau khỏi bệnh.

Theo bác sỹ Lê Thị Hải,  trung tâm khám dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn tốt nhất cho bé tiêu chảy nên bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt
  • Trẻ bú mẹ nên tiếp tục bú mẹ bình thường (người mẹ cũng kiêng ăn đồ ngọt)
  • Nếu phải ăn sữa ngoài chọn sữa không có đường lactoza (Free lactose)
  • Cho trẻ ăn thêm 1 – 2 cốc sữa chua mỗi ngày
  • Nấu cháo hoặc súp có thịt, rau cho bé
  • Cho bé uống thêm nước táo ép, hồng xiêm xay, chuối xay

Song song với quy tắc chuẩn bị bữa ăn như trên, điều quan trọng nhất là ba mẹ cần  bù nước cho bé và điện giải bằng Oresol, nước, nước cháo muối, nước dừa muối (nước dừa pha muối theo tỉ lệ 1 muỗng muối: 1 lít nước dừa).

Trường hợp bé có biểu hiện sốt, nôn ói nhiều, đau bụng quấy khóc, mất nước, tiêu chảy kéo dài thì cần đưa trẻ đi khám.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương