Vụ việc một nữ sinh lớp 12 nhảy sông tự tử trên sông Ka Long, tỉnh Quảng Ninh hiện đang gây xôn xao dư luận. Kết luận ban đầu được xác định là do nạn nhân có mâu thuẫn với gia đình vì bị la mắng về chuyện yêu đương.
Bị bố mẹ la mắng về chuyện yêu đương, nữ sinh lớp 12 nhảy sông tự tử
Mới đây, tại khu vực sông Ka Long, phường Ka Long, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xảy ra sự việc nữ sinh nhảy cầu tự tử gây xôn xao dư luận địa phương.
Theo thông tin trên Vietnamnet, khoảng 20 giờ ngày 29/10, người dân phát hiện nữ sinh V.T.P. (SN 2003) gieo mình xuống sông Ka Long nên lập tức báo công an.
Nhận tin báo, cơ quan chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường tổ chức tìm kiếm nạn nhân, xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
Đến 22h tối cùng ngày, thi thể nạn nhân đã được lực lượng chức năng tìm thấy, cách hiện trường không xa.
Hiện em P. đã được người nhà đưa thi thể về để làm lễ an táng.
Tự tử vì bị bố mẹ mắng – Những vụ việc tương tự không ít đã từng xảy ra
Thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ việc trẻ em tuổi vị thành niên có hành vi tự sát được cho là có liên quan đến cách ứng xử của bố mẹ trong gia đình.
Như vụ việc đã từng xảy ra ở Thượng Hải Trung Quốc mới đây, một học sinh mới 17 tuổi tự tử ngay trước mặt mẹ của mình. Trước khi gieo mình tự vẫn, cậu ấy ngồi trong xe ô tô của mẹ đi qua cầu. Nhưng sau một hồi lời qua tiếng lại với mẹ, mà cậu bé ấy mở cửa xe, trèo lên thành cầu, gieo mình tự vẫn để lại người mẹ bàng hoàng, nếm trải nỗi ân hận không biết bao giờ sẽ nguôi.
Trên mạng xã hội cũng từng đăng tải một đoạn video, trong đó, một người bố, đồng thời cũng là ông chủ tiệm tạp hóa nhỏ ở Thái Lan, vì không vừa ý với việc con trai suốt ngày chơi game, nên đã buông lời mắng mỏ cậu chàng.
Càng mắng càng hăng, người bố ấy móc ra một khẩu súng đặt trên bàn trước mặt cậu con trai và bảo: “Loại như mày đừng sống nữa còn hơn!”. Cũng chính trong khoảnh khắc người bố quay lưng ấy, đứa con đã cầm súng đặt lên đầu và bóp còi.
Bố mẹ ơi – Xin đừng dùng ngôn ngữ bạo lực với con trẻ!
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam, bà đã từng nhiều năm làm cố vấn cho Đường dây tư vấn, can thiệp và hỗ trợ trẻ em Việt Nam (Vụ trẻ em – Ủy ban Dân số- Gia đình và Trẻ em cũ, nay là Cục bảo trợ trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã Hội) thì thấy rằng, một trong những vấn đề tâm lý hàng đầu mà trẻ dậy thì gặp phải chính là quan hệ bố mẹ và con cái.
Vì sao cha mẹ thường trách móc con cái nặng nề như thể họ chưa bao giờ phạm sai lầm?
Có ai đã từng trải qua tuổi thơ mà không một lần bị bố mẹ mắng mỏ, cằn nhằn hay thậm chí mắng chửi với những lời nói nặng nề? Rồi khi lớn lên, họ sẽ tự nhủ rằng mình sẽ không làm như thế với những đứa con? Nhưng dường như các ông bố bà mẹ lại quên mất điều đó.
Họ luôn kỳ vọng ở con cái. Để khi con không”ngoan” như những gì cha mẹ mong muốn thì điều đầu tiên nhiều bậc cha mẹ lựa chọn là giận giữ và trách cứ trẻ. Bạo lực ngôn ngữ tuy âm thầm nhưng lại có thể gây ra những hậu quả nặng nề như các vụ tự tử nói trên.
Vậy nên, lời khuyên của các chuyên gia tâm lý khi nhà có trẻ bước vào lứa tuổi vị thành niên là xin cha mẹ hãy là người lắng nghe và thấu hiểu con thay vì phán xét trẻ.
Theo daidoanket.vn
Xem thêm
- Từ việc bé gái 11 tuổi tự tử: Cha mẹ phải làm gì để bảo vệ con trước làn sóng tự tử vị thành niên?
- Video ghi lại khoảnh khắc nam sinh lớp 9 nhảy lầu tự tử vì bị mẹ tát và bóp cổ ngay hành lang lớp học
- Bé gái 12 tuổi treo cổ tự tử nghi bị ba mẹ la vì chơi điện thoại quá nhiều!
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!