Nổi mụn cứng ở vùng kín chắc hẳn luôn là một trong những nỗi niềm khó nói của cả hai phái. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp mà ngược lại còn rất phổ biến ở nam nữ trong độ tuổi sinh sản và thường xuyên quan hệ.
Nhiều người thường nhầm lẫn những nốt mụn này xuất phát từ vấn đề rối loạn nội tiết nên không hiểu được hết sự nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng có thể gặp phải nếu các nốt mụn này có xu hướng lan rộng hơn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày.
Vì cơ quan sinh dục là bộ phận hết sức nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi các tác nhân như virus, vi khuẩn và nấm ký sinh nên tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín cũng là một dấu hiệu bất thường, cảnh báo nhiều nguy cơ bệnh tật.
Nguyên nhân gây nổi mụn cứng ở vùng kín
Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín và đa phần đều là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, có thể là bệnh phụ khoa hoặc bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục.
Đối với nam giới
Hiện tượng mọc mụn cứng ở vùng kín nam giới có thể do các nguyên nhân sau:
-
Viêm nhiễm nam khoa
Nam giới nếu như vệ sinh vùng kín không tốt, người có quy đầu dài hẹp, nghẹt bao quy đầu, chất bẩn bựa tiết ra từ trong bao quy đầu kết hợp với vi khuẩn ở môi trường bên ngoài và qua đường tình dục.
Đây có thể là nguyên nhân làm cho các loại nấm và vi khuẩn tấn công vào vùng kín, gây nhiễm khuẩn đường sinh dục. Khi đó, nổi mụn cứng vùng kín cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý có liên quan.
-
Sùi mào gà
Cùng là mụn cứng ở vùng kín nhưng nếu quan sát kĩ thấy ban đầu là những mụn nhỏ li ti, mọc riêng lẻ nhưng sau đó mọc dày hơn và to ra.
Nó hình thành tua để liên kết với nhau thành các cụm thì hãy nghĩ ngay đến bệnh sùi mào gà ở nam giới. Những đám mụn này nhìn thấy sần sùi, có màu hồng nhạt giống như mào gà hoặc bông súp lơ.
-
Mụn rộp sinh dục
Khi nổi mụn cứng ở vùng kín mà đó là những mụn nước, phát triển to lên sẽ bị vỡ tạo thành các vết loét khiến cho dương vật ra mủ thì bác sĩ sẽ chẩn đoán đó là mụn rộp sinh dục.
Những vết loét gây ra từ mụn cứng vùng kín sau khi vỡ sẽ tự động lành lại, tróc vảy và tạo thành sẹo. Bệnh này dễ tái phát nhưng lại không được điều trị dứt điểm do bệnh nhân thường chủ quan.
Đối với nữ giới
Các bệnh lý liên quan đến hiện tượng nổi mụn cứng ở vùng kín có thể gặp ở nữ giới là:
-
Viêm âm đạo
Khi nữ giới bị viêm âm đạo ngoài các dấu hiệu đặc trưng như khí hư có màu bất thường (xanh, trắng, xám). Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu kèm theo sưng đỏ, ngứa ngáy vùng âm hộ, tiểu dắt, buốt, đau rát, chảy máu khi quan hệ thì nổi mụn cứng ở vùng kín cũng được xem là triệu chứng điển hình của bệnh lý này.
Nữ giới bị viêm âm đạo có thể do nấm, vi khuẩn, suy giảm nội tiết tốt, mất cân bằng pH gây ra…
-
Sùi mào gà
Khi nhận thấy ở vùng kín nổi mụn trắng, không ngứa, không đau, kích cỡ mụn tăng dần, liên kết với nhau thành từng mảng. Các nốt sùi lúc này có màu hồng nhạt vì bên trong có chứa máu và mủ.
Khi vỡ có mùi hôi tanh khó chịu, gây nhiều đau đớn cho người bệnh thì nguyên nhân là do virus HPV xuất hiện khi quan hệ tình dục không an toàn đã gây ra bệnh sùi mào gà ở nữ giới.
-
Mụn rộp sinh dục
Tương tự như ở nam giới, nữ giới cũng có nguy cơ bị mụn rộp sinh dục khi có dấu hiệu nổi mụn cứng ở vùng kín. Bệnh còn có tên gọi khác là herpes sinh dục. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục do virus HSV gây nên.
Khi bị mụn rộp sinh dục, bệnh nhân sẽ thấy tình trạng vùng kín có những nốt mụn nước li ti, sưng đỏ, mọc thành chùm bên trong có nước. Nó có thể lây lan sang cả hậu môn và dễ bị loét, sưng, chảy dịch, thậm chí là chảy máu, gây ngứa rát khó chịu tại vùng da này kèm theo các dấu hiệu khởi phát ban đầu như ớn lạnh, sốt, đau cơ, mệt mỏi.
-
Bệnh lậu
Nữ giới khi mắc bệnh lậu sẽ thấy nhiều triệu chứng đặc trưng xuất hiện cùng lúc như đau âm ỉ vùng bụng dưới, nổi mụn cứng ở vùng kín. Bệnh do khuẩn lậu cầu gây nên, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng khác như viêm vùng chậu, nhiễm trùng niệu đạo, gây vô sinh hiếm muộn…
Bệnh ở cả nam và nữ
Nổi mụn cứng ở vùng kín có thể gây ra do một số bệnh lý khác có cùng triệu chứng ở cả nam và nữ như:
-
Viêm nang lông
Khi vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, mặc quần lót quá chật sẽ khiến các nang lông bị bí, gây viêm nhiễm, mưng mủ, xuất hiện các nốt mụn đầu mủ trắng, ngứa ngáy dữ dội.
Một nguyên nhân khác là do sử dụng dao cạo để triệt lông nên các sợi lông bị mọc chéo, phá vỡ những lớp biểu bì xung quanh, dẫn đến tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín tại các lỗ chân lông, có thể gây nhiễm trùng và tạo thành các nốt mụn đỏ, phồng rộp.
-
Rận mu
Rận mu là một loại kí sinh trùng có kích thước nhỏ, rất dễ sinh sản, thường sống tại cơ quan sinh dục nam nữ và hút máu vật chủ. Tại những vị trí mà rận mu tấn công, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những nốt mụn cứng, hơi đau, sưng đỏ, gây ngứa ngáy dữ dội ở vùng kín nhất là vào ban đêm, cơ thể thiếu máu và mệt mỏi.
-
Mụn cóc sinh dục
Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị mụn cóc sinh dục thì đó là con đường để lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác. Bệnh ít khi được phát hiện sớm do thời gian ủ bệnh lâu. Triệu chứng điển hình là tại vùng kín có mụn cóc, cứng, mọc thành cụm, sần sùi có màu hồng và gây ngứa ngáy.
Ngoài các yếu tố do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nổi mụn cứng ở vùng kín còn có thể xuất phát từ nguyên nhân khi nội tiết bên trong cơ thể bị thay đổi do lượng Androgen bị tăng sinh quá mức.
Các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh làm nâng cao tốc độ sừng hóa của tế bào và làm bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn. Dị ứng thuốc, hóa chất, nước rửa, băng vệ sinh… cũng có thể khiến tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín xuất hiện.
Cảnh báo mức độ nguy hiểm khi nổi mụn cứng ở vùng kín
Nổi mụn cứng ở vùng kín tuy chỉ là một dấu hiệu nhỏ nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của cả 2 giới.
Đặc biệt, trường hợp nổi mụn cứng ở vùng kín do nhiễm các bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục hay rận mu thường có tốc độ lây truyền nhanh chóng sang các bộ phận khác hoặc lây nhiễm cho bạn tình qua đường tình dục hoặc tiếp xúc với vết thương hở, dịch tiết của người bệnh.
Khi các nốt mụn bị viêm loét, nhiễm khuẩn sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng khả năng dẫn đến những biến chứng như ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung.
Người bệnh còn có khả năng phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn do các loại virus, vi khuẩn tấn công sâu vào bên trong. Nó gây những tổn hại nghiêm trọng ở cổ tử cung, hoặc vòi trứng ở nữ giới, tinh hoàn ở nam giới.
Xử lý và ngăn ngừa tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín
Làm thế nào để điều trị dứt điểm hiện tượng nổi mụn cứng ở vùng kín hiệu quả? Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy từng nguyên nhân với mỗi biểu hiện bệnh sẽ có cách điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa phù hợp.
Vì vậy, để không nhầm lẫn giữa việc mọc mụn cứng ở vùng kín với các bệnh lý khác, người bệnh nên thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Khi biết rõ nguyên nhân nổi mụn cứng ở vùng kín, người bệnh cũng nên chú ý hỗ trợ điều trị tại nhà bằng cách:
- Khi thấy ở vùng kín xuất hiện tình trạng nổi mụn cứng đau, tuyệt đối không được dùng tay nặn hay gãi để tránh gây viêm nhiễm làm tổn thương thêm lớp niêm mạc da tại đây.
- Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh để tránh vỡ các nốt mụn, làm vết loét lan rộng và lây nhiễm cho bạn tình. Khi khỏi bệnh nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn.
- Nên mặc quần lót rộng rãi, thoáng mát, chất lượng thấm hút tốt.
- Hạn chế cạo hoặc tẩy lông vùng kín làm vùng da mẫn cảm, dễ viêm nhiễm.
- Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH thích hợp từ 3,5 -4,5.
- Cân bằng lại nội tiết tố cơ thể bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như hạt lanh, rau họ cải, các chất béo có lợi và đậu nành hữu cơ không biến đổi gen. Uống đủ nước và đa dạng các loại thực phẩm có lợi nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Lời kết
Hiện tượng nổi mụn cứng ở vùng kín có thể nhận biết được bằng mắt và cảm nhận bằng tay khi vệ sinh cơ quan sinh dục. Mụn cứng mọc ở vùng kín gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt vì người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó chịu, một số người thấy nóng rát quanh những chỗ mụn mọc.
Nếu quan sát kỹ sẽ thấy mụn vùng kín là mụn bọc, mụn thịt hay mụn nước. Bị bệnh gì thì mụn mọc tương ứng với bệnh đó. Vì vậy, hãy luôn dành sự quan tâm đến cơ thể để bảo vệ sức khỏe an toàn, bạn nhé!
Xem thêm
- Chuyện khó nói: Làm sao để chữa chứng vùng kín nặng mùi?
- Trị hôi vùng kín sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 17 lời khuyên thực sự hữu ích để vệ sinh vùng kín sau quan hệ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!