Danh sách 10 việc chị em cần làm ngay trước khi mang thai để sớm đón bé yêu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những việc cần làm trước khi mang thai là gì để đảm bảo bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất? Đây ắt hẳn là băn khoăn của không ít phụ nữ lần đầu chuẩn bị cho kế hoạch có con. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 17 việc cần thiết và quan trọng nhất trong hành trình tuyệt vời này.

1. Khám tiền sản trước khi mang thai 

Đây là bước quan trọng đầu tiên mà các cặp vợ chồng đang lên kế hoạch có con cần thực hiện đầu tiên. Bước này nhằm đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của cả vợ và chồng để chuẩn bị tốt cho việc mang thai. Trên cơ sở các thông tin về tiền sử bệnh nền cũng như các vấn đề khác về sức khỏe,  bác sĩ sẽ thực hiện việc tư vấn một các khoa học, chính xác và hiệu quả để đảm bảo cho sức khỏe của cặp đôi vợ chồng và em bé trong tương lai.

Sau khi khám tiền sản, bước tiếp theo bạn nên thực hiện là làm các xét nghiệm về di truyền. Hiện nay đây là phương pháp tiên tiến nhằm xác định nguy cơ trẻ sinh ra có bị mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh di truyền giúp bố mẹ có được những lựa chọn sáng suốt trong việc sinh con. Các xét nghiệm này sẽ được thực hiện chủ yếu trên mẫu máu hoặc nước bọt, do đó chu trình thực hiện cũng không phức tạp và đảm bảo an toàn cho các cặp đôi.

Khám tiền sản và xét nghiệm gen di truyền là yêu cầu độ chính xác cao, do đó vợ chồng bạn nên lựa chọn cơ sở và trung tâm y tế uy tín để thực hiện.

2. Bổ sung acid folic là việc cần làm trước khi mang thai

Trong quá trình mang thai, acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sinh con dị tất ống thần kinh, mà ống thần kinh lại được hình thành rất sớm chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ. Bạn cần được uống bổ sung khoảng 400mcg/ngày folic trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và trong tam cá nguyệt đầu tiên khi đã thụ thai thành công. Thông thường bạn có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc tư vấn với bác sĩ khi đi khám tiền sản.

3. Nói không với đồ uống có cồn và các chất gây nghiện

Nếu bạn đang hút thuốc lá hay thường xuyên uống những đồ uống có cồn như rượu, bia, … thì đây là lúc bạn nên chấm dứt hoặc cai hoàn toàn. Theo các nghiên cứu, đây đều là chất có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai, chất lượng trứng cũng như quá trình phát triển của thai nhi sau này.

4. Cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng các thực phẩm lành mạnh cho việc mang thai

Bạn chưa cần thiết phải ăn cho hai người nhưng để cơ thể dữ trự các chất dinh dưỡng đa dạng và cần thiết cho cơ thể trong quá trình chuẩn bị mang thai là bước vô cùng quan trọng. Do đó chị đừng quên tăng cường các loại rau, củ, quả trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời bạn nên chú trọng các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu canxi sữa, nước cam, sữa chua. Ngoài ra bạn nên làm giàu bữa ăn của mình bằng các loại thức ăn nhiều đạm từ cả thực vật và động vật như các loại đậu đỗ, thịt, …

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Kiểm soát lượng caffeine trong các loại đồ uống hàng ngày

Các chuyên gia đều chỉ ra rằng, dung nạp quá nhiều caffeine có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như mang thai sau này của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa lượng caffeine và nguy cơ sảy thai. Vì vậy nếu bạn đang có kế hoạch mang thai thì cần hạn chế các loại đồ uống hoặc thực phẩm có chứa caffeine, tốt nhất là không nên quá 200mg/ngày.

6. Những việc cần làm trước khi mang thai – Hướng tới cân nặng phù hợp cho việc mang thai

Béo phì hoặc quá gầy đều ảnh hưởng tới quá trình thụ thai và mang thai của người phụ nữ. Bạn cần xem xét các chỉ số cơ thể BMI của mình để tìm ra mức cân nặng phù hợp, từ đó có kế hoạch ăn uống cũng như luyện tập, giúp mức cân nặng ở mức hợp lý. Điều này sẽ góp phần làm tăng khả năng thụ thai thành công của bạn trong tương lai.

7. Cẩn thận với một số loại cá bạn thường ăn

Bạn rất thích ăn cá? Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai thì bạn nên cẩn trọng hơn với thực phẩm này. Một số loại cá rất giàu Omega-3 nhưng một số lại chứa hàm lượng thủy ngân lớn, gây ảnh hưởng đối với quá trình chuẩn bị mang thai và có con. Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn cá khoảng 2-3 lần/tuần, tránh ăn các loại cá nước biển sâu và lựa chọn nguồn mua cá đảm bảo an toàn thực phẩm.

8. Khám răng trước khi mang thai là việc cần làm

Hầu hết các chị em ở Việt Nam chưa chú trọng đến chuyện răng lợi của mình trước khi chuẩn bị mang thai. Trong khi đó, một kế hoạch có con kĩ càng nên chú trọng đến bước này vì những thay đổi nội tiết tố khi mang thai rất dễ khiến bạn bị các bệnh về nướu như chảy máu, sưng, … Do đó bạn nên đi khám nha khoa, kiểm tra và điều trị tận gốc mọi vấn về hàm răng của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

9. Lên kế hoạch tài chính

Để mang thai và nuôi nấng một em bé trong những năm đầu đời, số tiền mà bạn phải chi trả cho các chi phí như khám thai, dinh dưỡng, sinh nở, đồ dùng cho em bé, bỉm sữa, … sẽ rất lớn. Vợ chồng bạn cần lên kế hoạch tài chính rõ ràng, tạo riêng một quỹ tài chính để chuẩn bị cho các chi phí này.

10. Những kiến thức căn bản về thụ thai bạn cần ghi nhớ kĩ 

Ngoài việc chuẩn bị các vấn đề sức khỏe và tài chính như trên, bản thân người phụ nữ cần chủ động tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến chính cơ thể mình để việc thụ thai sớm thành công. Trong đó, những điều bạn cần đọc, học và tìm hiểu bao gồm như:

  • Xem xét phương pháp tránh thai mình đang áp dụng để ngừng tránh thai đúng cách.
  • Cách tính ngày rụng trứng bằng việc theo dõi chu kì kinh nguyệt cũng như các dấu hiệu cơ thể, giúp tăng tỉ lệ mang thai.

Xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng như cải thiện môi trường sống để đảm bảo bạn có được tinh thần và thể chất khỏe mạnh, sẵn sàng cho những ngày mang thai sắp tới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo babycenter

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương