Bạn phê bình vì muốn con sửa sai, nhưng có thể lời nói sẽ phản tác dụng nếu bạn sử dụng sai cách. Hãy theo dõi những sai lầm cần tránh khi phê bình con nhé!
Những sai lầm cần tránh khi phê bình con
Không phê bình, mắng mỏ con trong lúc ăn, ông bà ta có câu “trời đánh tránh miếng ăn”
Nếu bạn trách mắng hay nặng hơn là đánh đòn con trong khi ăn sẽ khiến bé cảm thấy tủi thân và dần hình thành những suy nghĩ tiêu cực.
Không phê bình con trước mặt người lạ, đặc biệt là bạn của con
Khi bạn phê bình hay có những lời nói, hành động trách phạt con trước mặt người lạ, đặc biệt là bạn của con sẽ khiến cho bé xấu hổ và dần hình thành tính cách tự ti hơn.
Trước khi phê bình hãy cho trẻ giải thích
Cho trẻ ít nhất một phút để giải thích động cơ hành động của mình. Bất kể lời giải thích đó đúng hay sai, nói thật hay nói dối. Hãy cho con bạn quyền được giải thích, biện hộ về hành động của mình để tránh mắng oan cho con và sau đó bạn có nổi trận lôi đình cũng chưa muộn.
Cần biết việc gì nên phê bình, việc gì không
Cần biết việc gì nên phê bình, việc gì không
Những hành động của con cha mẹ nên nhẹ nhàng giải thích, không nên trách mắng hay phê bình nặng nề:
Không nguy hiểm đến tính mạng
Không ảnh hưởng đến đạo đức
Và không làm phiền những người xung quanh
Thì bạn đừng nên phê bình con. Hãy để con được tự do hoạt động thoải mái trong phạm vi của mình.
Phê bình con cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần
Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng đúng là như thế. Não trẻ em còn ít nếp nhăn do những nơ-ron thần kinh chưa liên kết chặt chẽ với nhau nên mới có hiện tượng nói trước quên sau. Bạn cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần một vấn đề trẻ mới nhớ được. Nhắc đi nhắc lại nhiều lần chứ không phải cằn nhằn, nhai đi nhai lại các bạn hãy nhớ và phân biệt rõ điều này. Lời phê bình góp ý của bố mẹ cần thật lòng mang tính xây dựng, không chỉ trích ác ý, giọng điệu bình thản, nhẹ nhàng không nên nhấn mạnh quá đối với những lỗi thông thường.
Khen trước, chê sau
Bạn đừng nghĩ trẻ con thường ương bướng khó bảo thật ra tâm lý của trẻ con là luôn khao khát làm hài lòng người lớn cho nên khi bạn khen bé việc gì bé sẽ càng cố gắng chứng tỏ bản thân có khả năng làm việc đó để nhận được niềm vui trên khuôn mặt bạn. Đây là một đặc điểm bạn có thể nắm bắt và vận dụng trong quá trình giáo dục con.
Phê bình con xong hãy tạo chủ đề nói sang chuyện khác để tránh cho không khí trở nên căng thẳng
Đây gọi là kỹ thuật Chuyển hướng tâm lý giúp đứa trẻ ghi nhớ và tiếp nhận lời phê bình của bố mẹ một cách thoải mái. Không tin bạn làm thử xem.
Hi vọng qua đây, các bậc cha mẹ đã biết những sai lầm cần tránh khi phê bình con sẽ có thêm kinh nghiệm để giao dục con cái hiệu quả hơn!
Xem thêm
- Chúng ta có đang phạt con vì những hành vi phát triển làm người của con?
- Cha mẹ được gì khi la mắng con?
- Hiểu về các cơn giận dữ, mè nheo, ăn vạ, la hét của trẻ để dạy con thay vì la mắng con
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!