Đâu là những mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ?

Trong suốt thai kỳ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những mốc khám thai quan trọng để luôn theo dõi kịp thời tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ đã biết những mốc khám thai nào cần ghi nhớ chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ là mốc 5-8 tuần, mốc 12, 22, 32 tuần… và còn những mốc nào nữa? Mời các mẹ đọc thêm các nội dung sau để biết được tầm quan trọng của việc khám thai và những mốc khám thai nhất định phải thực hiện:

  • Vì sao mẹ nên khám thai định kỳ đầy đủ?
  • Các mốc khám thai quan trọng
  • Những lưu ý khi đi khám thai

Vì sao mẹ nên khám thai định kỳ đầy đủ?

Một trong những việc mẹ cần làm để chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé 1 cách tốt nhất trong suốt thai kỳ là khám thai đầy đủ. Sau mỗi lần khám, ba mẹ sẽ theo dõi được sự phát triển từng ngày của thai nhi trong bụng. Qua các lần thăm khám, bác sĩ cũng kịp thời phát hiện những bất thường mẹ và bé có thể gặp phải, từ đó đưa ra hướng xử lý hiệu quả, hạn chế nguy cơ có thể xảy đến trong thai kỳ, bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Bạn có thể chưa biết:

Mới phát hiện có thai có nên đi khám không? Những lưu ý cho mẹ trong lần khám thai đầu tiên

Nên đi khám thai lần đầu khi nào và khám những gì?

Mẹ cũng được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những việc cần hạn chế để có thai kỳ khỏe mạnh. Nghiên cứu đã cho thấy, mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 5 lần so với mẹ không khám thai thường xuyên. Trẻ sinh ra bởi mẹ khám thai thường xuyên cũng có trọng lượng nặng hơn trẻ do mẹ không thường khám thai sinh ra.

Khám thai định kỳ tốt cho cả mẹ và bé

Những mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ

Thông thường mẹ mang thai sẽ được yêu cầu khám ít nhất mỗi tháng 1 lần trong 6 tháng đầu và khám thường xuyên hơn trong những tháng cuối cùng. Sau mỗi lần khám, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám cụ thể cho lần kế tiếp. Nếu tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi có vấn đề, khoảng cách giữa các lần khám thai sẽ ngắn hơn tùy theo lịch hẹn của bác sĩ.

  1. Lần khám thai đầu tiên: 5 – 8 tuần

Tại lần khám đầu tiên này, chị em sẽ xác định được chính xác mình có thai hay chưa sau khi có 1 số dấu hiệu đặc trưng và dùng que thử. Ở mốc 5 – 8 tuần, mẹ được khám sức khỏe tổng quát và tính tuổi thai, dự đoán ngày sinh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đo chiều cao, cân nặng để tính chỉ số BMI (Mẹ thừa cân béo phì được hướng dẫn kiểm soát cân nặng trong suốt thai kỳ để hạn chế biến chứng);
  • Đo huyết áp để xác định nguy cơ tiền sản giật;
  • Thử nước tiểu kiểm tra nồng độ hCG;
  • Xét nghiệm máu kiểm tra kháng thể sởi/thủy đậu/viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, nồng độ hemoglobin, yếu tố Rh, nhóm máu…
  • Thăm khám phụ khoa.

Cân nặng là yếu tố cần theo dõi suốt thai kỳ

Trong lần khám thai này, thường bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xác định vị trí của thai, nếu là thai ngoài tử cung chị em sẽ được tư vấn xử lý. Bác sĩ cũng tư vấn cho thai phụ về:

  • Bổ sung thêm sắt, folic acid để ngăn ngừa dị tật nứt đốt sống;
  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng;
  • Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như môi trường, rượu bia, thuốc lá…;
  • 1 số xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể phải thực hiện.

Khi đi khám thai lần đầu, mẹ hãy cung cấp chi tiết và đầy đủ nhất các thông tin sức khỏe như chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử mang thai/sảy thai/sinh non/tiền sản giật…, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, các loại thuốc đang dùng…

  1. Tuần 11 – 14 là 1 trong những mốc khám thai quan trọng

Sau lần khám đầu tiên, nếu chưa nghe được tim thai, bác sĩ sẽ hẹn lại ở mốc 8 – 9 tuần. Nếu đã có tim thai, mẹ sẽ được hẹn khám lại sau khoảng 4 tuần, tại mốc 11 – 14 tuần. Đây là 1 trong các mốc khám thai định kỳ cực kỳ quan trọng vì mẹ sẽ được chỉ định làm xét nghiệm Double test và siêu âm kiểm tra thai vô sọ, dị dạng chi, thoát vị cơ hoành, đặc biệt là siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm đánh giá nguy cơ bị hội chứng Down ở thai nhi.

Xét nghiệm Double test tầm soát dị tật thai nhi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh về di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ làm thêm xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm NIPT (xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn) hoặc sinh thiết gai nhau (xét nghiệm sàng lọc xâm lấn, có thể gây sảy thai tuy nhiên tỉ lệ chỉ dưới 1%).

Dựa vào kết quả xét nghiệm, tuổi của mẹ, tuổi thai, bác sĩ có thể tính toán % khả năng bé bị hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau…

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu… để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.

Bạn có thể chưa biết:

Khám thai tuần 12 và những điều mẹ bầu phải đặc biệt lưu ý

Đi Khám Thai Lần Đầu: Mẹ bầu hãy chuẩn bị tinh thần cho những điều này

  1. Mốc khám thai ở tuần thứ 16 – 20

Tại lần khám này, mẹ sẽ được kiểm tra:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Các chỉ số thường quy như cân nặng, huyết áp;
  • Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để tầm soát dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật;
  • Khám thai: kiểm tra tim thai, đo bề cao tử cung để tính tuổi thai, đo lượng nước ối;
  • Siêu âm hình thái chi tiết để kiểm tra kỹ dị tật của thai;
  • Xét nghiệm Triple test để kiểm tra nguy cơ dị tật ống thần kinh, rối loạn về NST;
  • Nếu các xét nghiệm trước cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, thai phụ sẽ được đề nghị chọc ối (có nguy cơ gây sảy thai với tỉ lệ dưới 1%) để kiểm tra kỹ hơn.

Triple test cần được thực hiện vào tuần thai thứ 17

Nếu không phát hiện sớm dị tật ở những tuần lễ này thì khi thai lớn hơn, sẽ rất khó để tìm ra bất thường và khó xử lý. Trong trường hợp thai dị dạng/có khuyết tật, sản phụ có thể được tư vấn chấm dứt thai kỳ hoặc hướng xử lý khác.

Dựa vào việc thăm khám và các kết quả xét nghiệm, mẹ cũng sẽ được hướng dẫn bổ sung vi chất phù hợp.

  1. Khám thai tại tuần thai 21 – 24

Ở tuần thai thứ 21 – 24, mẹ sẽ được siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận), đo lượng nước ối, kiểm tra vị trí bám của nhau… Đây là 1 trong các mốc siêu âm thai quan trọng mà mẹ cần lưu ý. Đối với những mẹ bị hở eo tử cung, mắc bệnh lý buồng trứng thì những thủ thuật như khâu vòng cổ tử cung, bóc/cắt u buồng trứng nên được thực hiện trong giai đoạn này.

Nếu kết quả thăm khám cho thấy thai nhi có bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ tư vấn để thai phụ cân nhắc có nên đình chỉ thai nghén hay không. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu, việc đình chỉ thai nghén nên được tiến hành trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

  1. Mốc 31 – 34 tuần là 1 trong những mốc khám thai quan trọng

Trước khi thai kỳ đến tuần thứ 32, mẹ sẽ thường trải qua 1 lần thăm khám ở mốc 24 – 27 tuần. Tại thời điểm này mẹ sẽ được tầm soát đái tháo đường bằng nghiệm pháp dung nạp glocose. Khi được 26 tuần, thai phụ được tiêm vaccine phòng uốn ván và nhắc lại.

Mốc khám thai tại tuần thai thứ 31 – 34 là mốc khám thai quan trọng nhất trong thai kỳ. Trong giai đoạn này sản phụ sẽ được theo dõi kỹ càng về tình trạng sức khỏe, nước ối, nhau thai, tình trạng thai, tim thai, trọng lượng thai, ngôi thai… để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, bác sĩ còn siêu âm tầm soát dị tật để phát hiện bất thường khởi phát muộn như tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai; đồng thời kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi; xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm non-stress (NST).

Xét nghiệm dung nạp glucose là cần thiết

Nếu kết quả siêu âm cho thấy ngôi thai là ngôi mông, mẹ sẽ được hướng dẫn xoay ngôi thai theo cách tự nhiên.

  1. Khám thai từ tuần 36 đến khi sinh

Từ thời điểm này, mẹ nên khám thai định kỳ 1 tuần/lần. Hãy cho bác sĩ biết bất cứ vấn đề sức khỏe nào mẹ đang gặp phải như mệt mỏi, buồn bã, co thắt, sưng, đau đầu, phù nề, dấu hiệu xuất huyết tử cung…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thăm khám, mẹ sẽ được kiểm tra nhịp tim thai, đo kích thước tử cung, cân nặng và kích thước ước tính của thai, so sánh các chỉ số với tuổi thai để đánh giá tốc độ tăng trưởng của bé. Nếu nhận thấy bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị siêu âm 4D để kiểm tra lượng nước ối, vị trí của bé cũng như sự phát triển của thai. Các xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để quyết định nên sinh thường hay sinh mổ cũng có thể được thực hiện.

Mẹ có dấu hiệu sa bụng bầu sẽ được tư vấn cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ.

Nên thăm khám thường xuyên hơn ở những tuần cuối

Nếu đã quá ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, chị em nên thăm khám với tần suất 1 lần/ngày và sẵn sàng để có thể nhập viện sinh con bất cứ lúc nào. Chuyên gia y tế sẽ là người quyết định có nên theo dõi thêm hay can thiệp khác tùy vào tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Những lưu ý khi đi khám thai

  • Nên lựa chọn bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám, đảm bảo chất lượng dịch vụ và độ chính xác của kết quả khám thai
  • Nên uống nhiều nước trước khi khám thai khoảng 1 tiếng để quan sát thai nhi trên hình ảnh siêu âm dễ dàng hơn. Uống nhiều nước giúp bàng quang căng đầy, đẩy tử cung lên, tạo điều kiện cho sóng siêu âm tiếp cận bào thai một cách dễ dàng
  • Không sử dụng chất kích thích trong thai kỳ, nhất là trước khi tiến hành siêu âm để cho kết quả chính xác hơn
  • Thai phụ nằm trong nhóm có nguy cơ cao cần thăm khám nhiều hơn: mẹ mang thai trên 35 tuổi, phụ nữ mang thai có bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao, béo phì…, thai phụ có thai kỳ bất thường như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, thai phụ có nguy cơ sinh non, đã từng sinh non/sảy thai trong lần mang thai trước..

Tạm kết

Ngay khi biết có tin vui, chị em nên tìm hiểu để không bỏ lỡ những mốc khám thai quan trọng trong cả thai kỳ. Thăm khám đều đặn, tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế, dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ có hành trình mang thai khỏe khoắn, an toàn để về đích.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi