Trước khi sinh mổ, mẹ bầu lần lưu ý gì để mẹ tròn con vuông?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện nay, bên cạnh sinh thường thì sinh mổ được xem là phương pháp an toàn với tỷ lệ tử vong thấp nhưng các mẹ cần có những lưu ý trước khi sinh mổ để tốt cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cho chị em về vấn đề trên.

Khi nào thì mẹ cần sinh mổ?

Sinh mổ là thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ.

Có nhiều lý do các mẹ được chỉ định sinh mổ thay vì sinh thường bên cạnh những mẹ có nguyện vọng sinh mổ từ trước đó:

  • Thất bại trong chuyển dạ, cổ tử cung không mở đủ để em bé di chuyển xuống âm đạo
  • Mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba cần phải thực hiện sinh mổ
  • Nhau thai có vấn đề
  • Kích cỡ của bé quá lớn
  • Mang thai ngôi ngược
  • Mẹ bị nhiễm trùng như virus suy giảm miễn dịch ở người hoặc herpes
  • Mẹ đang bị đái tháo đường hoặc huyết áp cao
  • Dây rốn của bé bị chèn ép hoặc nhịp tim của bé cho thấy không thể vượt qua cuộc sinh thường.

Mẹ bầu có thể yêu cầu sinh mổ không?

Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ yêu cầu sinh mổ ngay cả khi có khả năng sinh thường vì nhiều lý do như chọn ngày sinh, giờ sinh đẹp… Tuy vậy, các mẹ cần cân nhắc và thảo luận với bác sĩ một cách kỹ lưỡng vì khi phẫu thuật có thể xảy ra những rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Ngoài ra, 1 điểm bất lợi của sinh mổ là thời gian hồi phục kéo dài hơn sinh thường và phụ nữ sinh mổ nhiều lần sẽ có nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu tới việc mang thai trong tương lai. Trước khi quyết định sinh mổ, chị em cần suy nghĩ thật kỹ và bàn bạc với người thân cũng như bác sĩ sản khoa.

Quyết định có sinh mổ hay sinh thường tùy thuộc vào loại vết mổ trong lần sinh trước đó và số lần thực hiện sinh mổ. Phụ nữ đã sinh mổ trước đó vẫn có thể sinh thường vào lần sau.

Những lưu ý trước khi sinh mổ mẹ cần biết

Chuẩn bị đồ dùng trước khi sinh mổ

Phụ nữ sau khi sinh mổ phải lưu viện lâu hơn so với bình thường. Thời gian thông thường các mẹ có thể phải ở lại từ 4 ngày đến 1 tuần nên các mẹ cần chuẩn bị quần áo, 1 số đồ dùng vệ sinh cá nhân và bình sữa cho bé đề phòng những ngày đầu mẹ chưa có sữa cho con bú.

Sau khi phẫu thuật trong khoảng 8 - 12 giờ, mẹ bầu cần nằm tại giường, không nên di chuyển khi thuốc tê chưa hết tác dụng. Trong thời gian này, người nhà và nhân viên y tế sẽ hỗ trợ vệ sinh cá nhân cho mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm các xét nghiệm cần thiết

Bác sĩ sẽ cho mẹ bầu làm các xét nghiệm máu để chuẩn bị cho ca mổ lấy thai. Các xét nghiệm này sẽ cung cấp thông tin quan trọng như nhóm máu và mức hemoglobin nếu phải truyền máu trong khi phẫu thuật.

Lúc này, các mẹ nên thông tin cho bác sĩ về mọi loại thuốc đang dùng và bệnh gặp phải vì có thể làm tăng biến chứng trong khi gây tê khiến cuộc phẫu thuật phức tạp hơn.

Một lưu ý trước khi sinh mổ nữa là chị em không nên sử dụng các loại viên uống bổ sung vitamin hoặc thực phẩm chức năng trước ngày phẫu thuật ba tuần. Vì những loại thuốc này có thể tác động lên nhịp tim, huyết áp, gây nguy cơ xuất huyết hoặc có thể tương tác với các dược phẩm dùng trong quá trình gây mê hay các loại kháng sinh ngừa nhiễm trùng vết mổ.

Quyết định ai sẽ ở bên cạnh trong thời gian phẫu thuật

Nhiều bệnh viện cho phép ít nhất người nhà có mặt trong quá trình phẫu thuật. Các mẹ nên xác định rõ ai sẽ là người hỗ trợ mình trong quá trình sinh và sau khi sinh, đó có thể là chồng, bà nội/bà ngoại hoặc chị em gái…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuẩn bị tâm lý thật thoải mái trước khi lên bàn mổ

Tâm lý thoải mái là điều quan trọng, cần thiết nhất đối với các chị em chuẩn bị bước lên bàn sinh. Nhiều chị em mắc bệnh tâm lý là sợ đau và sợ máu nên đẻ mổ thực sự là 1 thử thách lớn. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này vì trong và sau khi sinh mổ, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ chị em tốt nhất có thể.

Hơn nữa hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều dùng chỉ tự tiêu để khâu vết mổ nên chị em sẽ không phải lo lắng vì chịu đau thêm 1 lần nữa khi cắt chỉ.

Hãy tưởng tượng đến cảnh con yêu cất tiếng khóc chào đời và được bế con trong tay để có thêm động lực. Người nhà cũng nên động viên, làm chỗ dựa tâm lý để sản phụ có thể thoải mái khi bước vào phòng mổ và chăm sóc mẹ sinh mổ đúng cách.

Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi mổ

Đêm trước ngày sinh mổ mẹ bầu nên uống những loại thức uống dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm giàu chất xơ vì cơ thể tốn nhiều thời gian để tiêu hóa, gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi mổ 6 tiếng không nên ăn hay uống những thức ăn đặc hay loãng kể cả nhai kẹo cao su hay các loại đồ ăn vặt khác.

Làm vệ sinh cơ thể trước khi lên bàn mổ

Nhiễm trùng sau khi mổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng hậu sản phổ biến nhất. Vì vậy, trước khi mổ chị em nên tắm rửa bằng xà phòng diệt khuẩn thì nguy cơ nhiễm trùng sau mổ của bạn sẽ thấp hơn.

Sinh mổ là một phương pháp ngày càng được nhiều mẹ lựa chọn. Tuy vậy, sinh mổ không thể được xem là phương pháp tối ưu như sinh thường và các mẹ cần biết những lưu ý trước khi sinh mổ để quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Chúc các mẹ bầu chuẩn bị tâm lý tốt nhất để trải qua cuộc vượt cạn đầy "gian nan" của mình!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi