Những điều kiêng kỵ khi mang bầu theo hướng dân gian ông bà ta hay khuyên dạy là gì? Mẹ bầu và chồng có nên nghe theo không? Vì sao lại có những điều kiêng cữ này?
Không uống cà phê sữa
Một trong những điều kiêng kỵ khi mang bầu theo ông bà ta là thai phụ không được uống cà phê hay cà phê sữa; hoặc rộng hơn là những thức uống có màu đen vì lo sợ đẻ con ra đen thui như bao công. Đặc biệt là với bé gái.
Đây là quan niệm hoàn toàn không đúng. Việc màu da như thế nào là do tế bào hắc tố dưới da, di truyền và môi trường sống. Chứ không phải da con chắc chắn sẽ đen hay sẫm màu vì mẹ uống cà phê hay bất kỳ sản phẩm đồ uống nào có màu đen.
Trong thai kỳ, các bác sĩ có khuyên nên hạn chế uống cà phê hay các thức uống có caffein để bảo vệ sức khoẻ và thai nhi. Do đó, mẹ cũng nên cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ để uống lượng phù hợp nếu không thể cai hoàn toàn nhé.
Không sự đám cưới hay ma chay cũng là một trong những điều kiêng kỵ khi mang bầu ông bà dạy
Quan niệm bà bầu kiêng kỵ đến đám ma vì lo ngại hơi lạnh hay âm khí từ người đã khuất có thể ám vào bà bầu. Từ đó gây nên những tổn hại không tốt cho mẹ và em bé trong bụng.
Hơn thế nữa, đi đám ma là một nơi đau buồn, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu và là điều không nên. Do đó, nếu không phải bắt buộc thì chị em cũng nên kiêng cử đi ma chay. Trong trường hợp bắt buộc, hãy đảm bảo hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn tốt nhất.
Còn đối với đám cưới thì ông bà ta lại không lo ngại đến sức khoẻ mà lại sợ con trong bụng sẽ mất duyên, đặc biệt là bé gái. Con trai thì khó lấy vợ, con gái thì khó tìm được người chồng đồng hành trong cuộc sống. Tuy không phổ biến như đám ma nhưng quan niệm này vẫn tồn tại. Nhưng đây là điều không đúng khoa học. Mẹ bầu vẫn có thể đến chia vui với cô dâu chú rể nếu sức khoẻ cho phép, và tiệc không quá ồn ào với âm lượng lớn vì có thể làm con trong bụng giật mình.
Mang bầu thì phải kiêng đi chùa
Chùa chiền là nơi linh thiêng, và nhiều người lui tới để cầu bình an cho bản thân và gia đình. Và chắc chắn, nhiều thai phụ cũng sẽ có nhu cầu đi chùa thắp hương cầu nguyện cho thai nhi khỏe mạnh.
Nhưng nhiều bậc tiền bối cho rằng thai phụ không nên đi chùa. Có lẽ là vì đây là chốn đông người, lại nhiều khói từ nhang đèn nên không tốt cho mẹ và bé.
Nhưng cũng có nhiều chùa lại có phong tục không khuyến khích hay không cho phép phụ nữ mang thai vào chùa. Do đó, để tránh rắc bạn nên tuân thủ quy định riêng của đền chùa nơi dự định đến.
Không cắt tóc cũng là những điều kiêng kỵ khi mang bầu
Ngày xưa, ông bà ta quan niệm rằng thai phụ không được cắt tóc, nhất là hành động dùng kéo cắt sẽ khiến nhau thai con bị đứt hay mẹ không có sữa cho con bú. Và ngày nay, tại nhiều gia đình truyền thống thì quan niệm kiêng kỵ này vẫn còn áp dụng và khiến cho nhiều thai phụ khổ sở, nhất là trong những ngày hè oi bức.
Thực tế, việc cắt tóc không ảnh hưởng đến những vấn đề này. Ngoài ra, việc cắt tỉa tóc gọn gàng còn giúp thai phụ vệ sinh sạch sẽ, cơ thể thoải mái hơn.
Tuyệt đối kiêng đeo trang sức
Nhiều gia đình khá mê tín cũng có quan niệm thai phụ đeo trang sức khi mang thai thì thai nhi lớn lên sẽ rất vô duyên và tính hay khoe khoang. Quan niệm này cũng hoàn toàn không có cơ sở khoa học, nếu mẹ muốn làm đẹp cho bản thân với trang sức (miễn không dị ứng) thì đây là điều bình thường.
Vợ có bầu chồng không được đóng đinh cũng là những điều kiêng kỵ khi mang bầu theo dân gian
Tại nhiều gia đình, ông bà cha mẹ hay dặn người chồng không được đóng đinh vào tường hay vào bất cứ già. Nếu cần thì hãy nhờ người khác làm, chứ người chồng hay vợ không được tự tay thực hiện. Quan niệm này được người lớn lý giải là sẽ khiến mẹ bầu khu chuyển dạ sẽ rất khó sinh.
Ngoài ra, cũng có quan niệm kiêng động thổ hay những hoạt động lắp đặt như: khoan tường, di dời bếp lò, chuyển đổi vị trí giường ngủ…Những thay đổi này được tin là ảnh hưởng không tốt đến mẹ và con.
Tuy nhiên, quan niệm này cũng không có căn cứ khoa học mà chỉ là niềm tin vô căn cứ. Ba hay mẹ tương lai chỉ cần để ý đến tính an toàn và tiện lợi nếu phải đóng đinh.
Những điều kiêng kỵ khi mang bầu cũng cho rằng mẹ bầu không được ăn tô chén mẻ để trẻ không bị sứt môi
Có lẽ vì ngày xưa kiến thức chưa được phổ cập nhiều và điều kiện y tế chưa phát triển nên người ta dường như nghĩ đến mối liên hệ tượng hình giữa chuyện ăn chén mẻ và dị tật sứt môi ở trẻ.
Thực ra, đây cũng chỉ là một lo sợ không đúng cơ sở khoa học. Mẹ không phải quá hoảng sợ nếu lỡ dùng cơm với chén bị mẻ. Tuy nhiên, việc dùng chén đẹp cũng góp phần giúp mẹ ngon miệng so với dùng chén mẻ đấy.
Niềm tin của người lớn như ông bà cha mẹ khi căn dặn thai phụ và bạn đời kiêng cử nhìn chung đều xuất phát từ sự yêu thương và lo lắng cho sự an toàn của hai mẹ con. Vì thế, nếu thoải mái và không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cuộc sống cá nhân, mẹ hoàn toàn có thể nghe theo. Nếu không, hãy nhẹ nhàng kiên nhẫn tâm sự và giải thích cho các cụ hiểu nhé.
Xem thêm:
- Phong thủy cho mẹ bầu để ‘mẹ tròn con vuông’
- Bà bầu mấy tháng thì ăn trứng ngỗng? Thực hư việc ăn trứng ngỗng giúp con thông minh?
- Kiêng kị sex khi mang thai trong trường hợp nào?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!