Nhịp tim thai nhanh có sao không và cách xử lý khi tim thai đập nhanh

Nhịp tim thai đập nhanh bất thường thường ở mức 200 nhịp/phút và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Lúc này tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để được kiểm tra kĩ càng các thông số thông qua siêu âm và nhận lời khuyên tư vấn từ bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tim thai đập nhanh có sao không, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi? Mẹ nên nắm vững các chỉ số tim thai qua từng giai đoạn và học cách theo dõi tim thai theo hướng dẫn dưới đây.

  • Nhịp tim thai thay đổi theo độ tuổi thai như thế nào?
  • Tim thai đập nhanh có sao không?
  • Hướng điều trị khi tim thai đập nhanh
  • Cách tự theo dõi nhịp tim thai nhi tại nhà

Nhịp tim thai thay đổi theo độ tuổi thai như thế nào?

Ngay khi phôi thai hình thành cũng là lúc tim thai của em bé bắt đầu trong quá trình phát triển. Khoảng tuần thai thứ 12 của thai kỳ, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện và sẽ đập rõ ràng hơn ở tuần thai thứ 14. Đến tuần thứ 16, tim thai nhi đã có thể bơm máu với khoảng 24 lít/ngày. Ở các tuần thai tiếp theo cho đến khi bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng.
Ở các tuần đầu, cần phải có dụng cụ như tai nghe hoặc thiết bị siêu âm mới có thể nghe thấy nhịp tim của bé. Nhưng từ tuần 20 trở đi, ngay cả người mẹ cũng có khả năng nhận biết nhịp đập của con mình. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều. Do đó, việc theo dõi nhịp tim em bé là yếu tố quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Nhịp tim thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi (Ảnh: istockphoto)

Tim thai đập nhanh có sao không?

Thông thường tim thai sẽ đập nhanh hơn khi bé lớn lên ở tam cá nguyệt thứ nhất. Chính vì vậy mà việc có thể kết luận rằng tim thai đập nhanh có nguy hiểm hay đáng lo không thì cần dựa vào các nguyên nhân của tình trạng này. Chẳng hạn như:
  • Tim thai đập nhanh sau khi mẹ ăn no. Đây là do thai nhi máy nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
  • Mức tim thai nhi đập nhanh do bị thiếu oxy, thường xuất hiện vào thời điểm giữa hoặc cuối thai kỳ. Mẹ cần kết hợp với dấu hiệu thai máy (con không máy hoặc máy rất ít).
  • Mẹ bầu bị ốm, sốt hoặc có các biểu hiện bất thường về sức khỏe.

Nhịp tim thai đập nhanh bất thường thường ở mức 200 nhịp/phút và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Lúc này tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để được kiểm tra kĩ càng các thông số thông qua siêu âm và nhận lời khuyên tư vấn từ bác sĩ.

Những tuần cuối thai kỳ tim thai đập mạnh và nhanh hơn (Ảnh: Istockphoto)

Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết: Đối với những tuần cuối thai kỳ, khi mẹ xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ và tiến hành nhập viện thì điều đầu tiên sau khi mẹ nhập viện là bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim thai liên tục đến khi mẹ sinh. Nhịp tim thai có thể tăng lên cao hơn 15 nhịp mỗi phút và đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Vì khi này, thai nhi sẽ cần hít thở liên tục để có đủ oxy duy trì sự sống và chuẩn bị chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc theo dõi liên tục nhịp tim thai sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán được chính xác sức khỏe của thai nhi và nếu nhịp tim giảm đột ngột có thể cảnh báo nguy cơ suy tim ở thai nhi.

Bạn có thể xem:

Hướng điều trị khi tim thai đập nhanh

Sau khi chẩn đoán và biết được chính xác nguyên nhân của tình trạng tim thai nhi đập nhanh, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp đối với mẹ bầu gồm các bước như:

  • Thực hiện xét nghiệm nhịp tim dựa trên điện tâm đồ
  • Kê đơn thuốc giúp làm giảm nhịp tim nhờ tác động của thuốc đi qua nhau thai
  • Mẹ bầu có thể phải nằm viện để bác sĩ theo dõi nhịp tim của cả mẹ và thai nhi, từ đó giúp kiểm soát nhịp tim thai nhi cho đến khi ổn định.
  • Trường hợp tim thai vẫn nhanh dù đã được kê thuốc thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt an toàn cho mẹ và thai nhi, trong đó có khả năng mẹ bầu sẽ phải nằm tĩnh dưỡng nhiều hơn và lâu hơn.

Với một số mẹ bầu, bác sĩ sẽ xem xét việc bạn phải sinh sớm hoặc sinh mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho thai nhi đến ngày chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi nhịp tim thai để đảm bảo sức khỏe thai nhi (Ảnh: istockphoto)

Cách tự theo dõi nhịp tim thai nhi tại nhà 

Những mẹ bầu vốn có bệnh nền hoặc có tiền sử biến chứng thai kỳ nên thực hiện theo dõi tim thai ngay tại nhà bằng một cách rất đơn giản. Đó là sử dụng máy nghe tim thai. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, máy nghe tim thai tại nhà được thiết kế rất gọn gàng, dễ sử dụng và thuận tiện cho phụ nữ mang thai. Các dòng máy nổi tiếng mà mẹ bầu có thể tham khảo phải kể đến như iMediCare iFD-901, Fetal Doppler, …

Cấu tạo của máy nghe tim thai tại nhà

2 phần chính là gồm phần đầu dò và phần máy chủ. Đầu dò để nghe nhịp tim thai, còn phần máy chủ để hiển thị nhịp tim thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mẹ nên dựa trên kết quả siêu âm từ bác sĩ để đánh giá kết quả nghe tim thai tại nhà. Nếu con số hiện lên gần đúng hoặc chênh lệch không đáng kể thì bạn hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của con, còn nếu chênh lệch nhau nhiều quá thì bạn nên vào ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý là loại máy này chỉ sử dụng được khi thai nhi trên 12 tuần tuổi và chỉ sử dụng máy sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn tham khảo: Nhịp tim bình thường của thai nhi – Vinmec

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương