Nhiễm phong hàn sau sinh có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cơ thể người mẹ sau sinh còn rất yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh hay còn gọi là nhiễm phong hàn. Vậy nhiễm phong hàn sau sinh có nguy hiểm không? Mời mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Nhiễm phong hàn là gì?

Phong là gió, hàn là lạnh. Trong y học cổ truyền, phong hàn là bệnh lý do tà khí, hàn khí bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây mệt mỏi, đau nhức. Bệnh phong hàn thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường. Những người có sức khỏe yếu, không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường sẽ rất dễ dị ứng lạnh và sinh bệnh.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bệnh phong hàn

Bệnh phong hàn gây nên nhiều khó chịu trong cuộc sống của bệnh nhân như:

  • Các khớp bị cứng, khó co duỗi hoặc khó cử động như bình thường.
  • Xương khớp ở lưng, đầu gối, bắp chân, cổ tay hoặc cả toàn thân đều trở nên đau nhức, kèm theo tê.
  • Tiêu chảy, tiêu phân loãng, thường xuyên đau quặn bụng, sôi bụng, bụng ọc ạch khó chịu,... dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Có các triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu, ho nhiều, ngạt mũi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, viêm họng.
  • Chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, toàn thân phát run
  • Đau rát khi đi đại tiện, tiểu tiện.
  • Thay đổi màu nước tiểu hoặc màu phân, chất thải có mùi hôi khó chịu.

Vì sao mẹ sau sinh dễ bị nhiễm phong hàn?

Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất dễ bị nhiễm phong hàn. Nhiễm phong hàn sau sinh nguyên nhân chủ yếu là do khí hàn xâm nhập vào cơ thể. Khi trở trời, thời tiết thay đổi thất thường, cộng thêm cơ thể người phụ nữ sau sinh rất yếu nên tạo cơ hội cho các tà khí xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài ra, nhiễm phong hàn không chỉ do sức khỏe yếu mà còn do tinh thần kém. Phụ nữ sau sinh thường xuyên bị căng thẳng, stress, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực do sự thay đổi hormone và do cả áp lực về việc chăm con. Căng thẳng kéo dài rất dễ khiến mẹ sau sinh bị trầm cảm và dễ bị bệnh.

Nhiễm phong hàn sau sinh có nguy hiểm không?

Phong hàn nói chung hay phong hàn sau sinh nói riêng đều được xem là một bệnh cảm mạo thông thường và có thể điều trị tại nhà. Nhiều người thậm chí chấp nhận chung sống với bệnh phong hàn thấp, đau xương khớp, đau lưng vì ngại không muốn đi khám. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc tây trong suốt thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc, gây ta tác dụng phụ, nóng trong người.

Tuy nhiên, nếu để nuôi bệnh lâu hoặc sử dụng thuốc không đúng cách cũng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bệnh ho mãn tính
  • Viêm phế quản, viêm phổi
  • Đau đầu
  • Mất ngủ, mệt mỏi, thiếu khí lực
  • Đau nhức cơ thể

Ngoài ra, phong hàn sau sinh ở mức độ nghiêm trọng còn gây trở ngại tuần hoàn máu ở tử cung, làm xuất hiện các khối tụ máu, thận hư,... rất nguy hiểm. Vì vậy, mẹ không nên chủ quan.

Cách phòng tránh nhiễm phong hàn cho mẹ sau sinh

Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ trong thời gian ở cữ phải “nằm than” để giữ ấm cơ thể và phòng tránh nhiễm phong hàn. Tuy mục đích làm này là đúng nhưng cách làm này đứng ở góc độ y khoa thì thật sự không khoa học. Có nhiều cách để chị em sau sinh ngăn ngừa nhiễm phong hàn như:

Tránh gió 

Phụ nữ sau sinh cần chú trọng vấn đề giữ ấm cơ thể để tránh bị phong hàn. Hãy chú ý giữ cho phòng luôn ấm áp, khô ráo, sạch sẽ, tránh để điều hòa quá lạnh và tránh ngồi trực tiếp trước quạt. Ngoài ra mẹ cũng chú ý mặc quần áo ấm áp nhưng chất liệu phải thấm hút tốt, tạo cảm giác dễ chịu. Sau sinh mẹ cũng nhớ không nên tắm quá nhiều lần trong tuần, mỗi lần tắm nên dùng nước ấm, không nên ngâm nước quá lâu và không tắm quá trễ.

Nghỉ ngơi, không lao động quá sức

Sau sinh mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên tham công tiếc việc mà lao động quá sức để dẫn đến bệnh nặng, sau này sẽ mất thời gian để điều trị nhiều hơn. Hãy cố gắng nghỉ ngơi, tịnh dưỡng trong thời gian này để cơ thể nhanh hồi phục. Chuyện chăm sóc bé hay công việc trong nhà mẹ nên nhờ sự chia sẻ, giúp đỡ từ chồng và những người thân trong gia đình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn uống khoa học

Cho dù có cho con bú hay không thì giai đoạn sau khi sinh, cơ thể mẹ vẫn còn rất yếu nên cần kiêng cữ nhiều loại thực phẩm để tránh gây hại cho sức khỏe. Các món ăn cần kiêng cữ sau khi sinh gồm có đồ ăn tươi sống, thức ăn lạnh và cay nóng,...

Ngoài ra trường hợp nhiều chị em ăn kiêng và giảm cân quá mức vì muốn lấy lại vóc dáng nhanh chóng sau khi sinh nên khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất, dẫn đến suy giảm sức đề kháng và dễ bị bệnh.

Giữ cho tinh thần thoải mái, vui tươi

Như đã chia sẻ thì tinh thần của người phụ nữ sau sinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục sức khỏe. Để tinh thần bị căng thẳng, mệt mỏi quá nhiều sẽ khiến sức đề kháng của mẹ suy giảm nghiêm trọng nên dễ bị nhiễm phong hàn sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy, sau khi sinh mẹ nên học cách chia sẻ cảm xúc với người thân và giải tỏa căng thẳng kịp thời để tinh thần luôn được thoải mái, vui tươi và nhanh hồi phục.

Nhiễm phong hàn sau sinh là bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự cải thiện bằng các phương pháp điều trị tại nhà như đánh gió, xoa bóp, bấm huyệt, xông hơi hoặc ăn các món cháo giải cảm, canh trứng, nước đậu xanh, nước đu đủ trị phong hàn,... Nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng thì mẹ nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy