Nhau tiền đạo là gì, có nguy hiểm không và có điều trị được không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhau tiền đạo thường chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp siêu âm. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm cuối thai kỳ mà mẹ bầu cần cảnh giác.

Nhau tiền đạo là gì?

Một số mẹ bầu đã từng gặp phải biến chứng vỡ ối, chảy máu ồ ạt ở cách thời điểm sinh không bao lâu. Đây là một trong những tình trạng nguy hiểm của thai kỳ mà nếu mẹ bầu không được chữa trị kịp thời có thể khiến thai nhi tử vong cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của chính thai phụ.

Theo ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, biến chứng trên chính là hiện tượng nhau tiền đạo.

Vậy nhau tiền đạo (rau tiền đạo) là gì?

Rau thai là cơ quan cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển và loại bỏ các chất thải từ máu của em bé. Nó bám vào thành tử cung và dây rốn của em bé phát sinh từ nó.

Trong hầu hết thai phụ, rau thai bám ở phía trên (đáy) hoặc mặt bên tử cung. Trường hợp rau tiền đạo, rau thai bám vào vùng dưới (eo) của tử cung gọi rau bám thấp hoặc bám chính giữa cổ tử cung (gọi rau tiền đạo trung tâm).

Có 3 loại rau tiền đạo là:

  • Rau tiền đạo trung tâm: che lấp hoàn toàn lỗ cổ tử cung
  • Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: che lấp một phần lỗ cổ tử cung
  • Rau tiền đạo bám mép: rau bám ở rìa lỗ cổ tử cung

Các số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 1/200 phụ nữ mang thai 3 tháng cuối được chẩn đoán rau tiền đạo. Biến chứng này có thể khiến mẹ bầu bị băng huyết, mất máu, thiếu máu và sinh non. Do đó nhận biết các dấu hiệu của nhau tiền đạo và xử lý kịp thời là điều vô cùng cần thiết.

Những dấu hiệu cảnh báo 

Thai phụ sẽ không thể biết được trừ khi bạn được thông báo từ kết quả siêu âm thai. Một trong những mục đích của việc siêu âm thai là để xác định vị trí và kích thước của nhau thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu được thông báo có nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra siêu âm thường xuyên để xem nhau thai có di chuyển lên trên khi tử cung mở rộng ra hay không là điều vô cùng cần thiết khi phát hiện ra biến chứng này.

Một vài biểu hiện của nhau tiền đạo mà mẹ bầu nên biết là:

  • Chảy máu đỏ tươi từ âm đạo. Tình trạng này thường không gây đau đớn và máu thì trông rất tươi.
  • Nếu mẹ bầu có nguy cơ bị nhau tiền đạo, bạn nên tư vấn với bác sĩ.
  • Mẹ bầu đã từng bị nhau tiền đạo trước đó sẽ cần lưu ý đặc biệt trong lần mang thai keestieesp
  • Khi bác sĩ sản khoa kiểm tra vùng bụng của mẹ bầu, họ sẽ lưu ý tư thế của em bé. Nếu bé nằm ở ngôi ngược (mông xuống dưới thay vì là đầu), hoặc ngôi ngang (nằm ngang trong tử cung) thì đó có thể là dấu hiệu của nhau tiền đạo. Lý do là phần không gian trong tử cung nơi em bé cần nằm như bình thường đã bị chiếm bởi nhau thai.

Cách điều trị dành cho mẹ bầu

Việc điều trị khi mẹ bầu bị nhau tiền đạo sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó thường chia ra thành 2 trường hợp như sau.

Trường hợp rau tiền đạo không có triệu chứng

  • Khám lâm sàng (không khám âm đạo) và siêu âm rau tiền đạo để xác định vị trí rau bám.
  • Thai phụ được khuyên kiêng giao hợp, hạn chế đi lại, không đi xa, không làm việc nặng, không tập luyện thể dục thể thao sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Khi thấy có cơn gò tử cung hoặc rau tiền đạo bị ra máu, thai phụ cần nhập viện ngay.

Trương hợp rau tiền đạo bị ra máu

  • Tùy theo mức độ ra máu và sự trưởng thành của thai nhi, bác sĩ sẽ ra quyết định chấm dứt thai kỳ hoặc dưỡng thai thêm.
  • Khi được dưỡng thai thêm, thai phụ cần phải nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng và cố gắng dưỡng thai đến 32 – 34 tuần.
  • Bất cứ trường hợp biến chứng rau tiền đạo bị ra máu nào, thai phụ cần được đưa đến bệnh viện có khoa sản gần nhất để được điều trị kịp thời.

Trong trường hợp ra máu nhiều, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương