6 nguyên nhân thai nhi không quay đầu đúng ngôi thai thuận

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu luôn được thai phụ thắc mắc khi con yêu không vào vị trí ngôi thai thuận. Những lý do đó là gì? Bác sĩ có thể làm gì để can thiệp không? 

Những vị trí ngôi thai khi thai nhi quay đầu

  • Ngôi chẩm chậu trái trước, hay còn được gọi là ngôi thai thuận: là vị trí mà đầu em bé hơi chúc xuống, mặt hướng về phía lưng của mẹ. Cằm của em bé sẽ chạm vào ngực và đầu em bé sẽ chuẩn bị đi vào vùng chậu của mẹ. Đây là vị trí thai nhi quay đầu lý tưởng để có cuộc “vượt cạn” an toàn nhất.
  • Ngôi chẩm sau: thai nhi quay đầu xuống, nhưng mặt của em bé lại quay về hướng bụng của mẹ, thay vì quay về hướng lưng.
  • Ngôi mông: là vị trí mà mông hoặc chân của em bé sẽ ra trước, phần đầu sẽ ra sau cùng. Hay người ta còn gọi tình huống này là thai nhi không quay đầu. Có ba loại ngôi mông khác nhau. Mẹ có thể xem hình bên dưới, sẽ thấy rõ sự khác biệt.
  • Ngôi ngang: vị trí khi em bé nằm ngang trong tử cung, do vậy, phần vai của em bé sẽ là phần ra trước.

Vào những tuần cuối thai kỳ, việc xác định được vị trí thai nhi quay đầu trong những tuần cuối thai kỳ rất là quan trọng. Vì phụ thuộc vào ngôi thai, các biến chứng cho mẹ và bé có thể xảy ra trong quá trình sinh nở. Và trong trường hợp thai nhi không quay đầu, có thể khá nguy hiểm và bắt buộc các bác sĩ phải tiến hành mổ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu?

Thực tế thì thường các bác sĩ không thể trả lời hay chỉ trả lời vui rằng “Do bé muốn thế” khi mẹ hỏi “Nguyên nhân thai nhi không quay đầu?”. Nhưng có những yếu tố có thể lý giải cho hiện tượng này như sau:

  • Thai phụ mang đa thai (nhiều hơn 1 thai)
  • Đã từng sinh non
  • Ối quá ít dẫn đến thai nhi không quay đầu được; hay quá nhiều ối dẫn đến bé xoay đầu quá nhiều
  • Nhau tiền đạo (bánh nhau bám vị trí bất thường)
  • Tử cung mẹ có hình dạng bất thường hay có nhân xơ tử cung
  • Không rõ nguyên nhân

Làm thế nào để biết nếu thai nhi không quay đầu đúng vị trí ngôi thai thuận?

Vào tuần thứ 35-36 của thai kỳ, thai nhi có xu hướng xoay đầu xuống để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ của mẹ. Các bác sĩ sẽ không kết luận thai nhi không quay đầu trước khi bé được 35 tuần tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, sau đó, thai nhi sẽ lại càng trở nên to hơn và ít có không gian để xoay đầu vào đúng vị trị thuận lợi cho quá trình sinh nở. Bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm có thể biết liệu em bé có đang xoay đầu không bằng cách cảm nhận vị trí thai nhi qua bụng bầu người mẹ. Ngoài ra, thai nhi không quay đầu cũng có thể được xác nhận qua siêu âm trong những lần khám thai và trong bệnh viện trước khi sinh.

Có nguy hiểm không khi thai nhi không xoay về ngôi thuận?

Nói chung, việc mang thai ngôi mông không có gì nguy hiểm cho đến thời điểm em bé chào đời. Với việc sinh nở, nguy cơ em bé bị mắc kẹt trong quá trình sinh nở sẽ cao hơn và việc cung cấp oxy cho em bé qua dây rốn sẽ bị cắt đứt, gây nguy hiểm. Nguyên nhân là do phần thân dưới ra trước của bé có thể không đủ kéo giãn cổ tử cung để phần vai và đầu ra lọt, mà mắc kẹt ở khung xương chậu người mẹ.

Biến chứng có thể xảy ra khi thai ngôi ngược sinh ngả âm đao: Trong ca sinh thường ngôi ngược, Sa dây rốn cũng có thể xảy ra: trước khi bé được sinh ra, dây rốn trượt vào âm đạo, bị chèn ép làm giảm lưu lượng máu và oxy cung cấp cho bé, gây nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để đưa ra quyết định sinh thường hay sinh mổ trong trường hợp này cần kết hợp rất nhiều yếu tố như tình trạng thai phụ và kỹ năng của bác sĩ. Sinh thường hay sinh mổ đều có những rủi ro nhất định. Nhưng với trường hợp này, cần xem xét kỹ lưỡng hơn nữa vì rủi ro còn cao hơn.

Có thể can thiệp để xoay chuyển thai nhi không?

Tại một vài quốc gia, các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp “ngoại xoay thai” để giúp bé quay về ngôi thai thuận. Đây là thủ thuật mà trong đó, các bác sĩ sẽ dùng tay nâng và xoay thai nhi từ bên ngoài thành bụng của mẹ bầu, để xoay em bé về ngôi thuận.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, hiện phương pháp này chưa phổ biến ở Việt Nam khả năng thành công của thủ thuật này thấp, có nguy cơ nhau bong non và vỡ tử cung.

Các mẹ cũng có thể được mách một vài mẹo dân gian để xoay ngôi thai ngược. Nhưng hãy chắc chắn trao đổi và được tư vấn từ bác sĩ trước khi tiến hành để đảm bảo an toàn nhé.

9 tháng 10 ngày tưởng chừng dài nhưng sẽ trôi qua rất nhanh. Và đây mẹ sắp bước vào hành trình “vượt cạn” để được nhìn thấy mặt con yêu. Sức khoẻ tốt, tinh thần bình tĩnh và lạc quan luôn là lợi thế tuyệt vời để hai mẹ con khoẻ mạnh trong bất kỳ tình huống nào mẹ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu