Nguy cơ thai chết lưu - Những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần chú ý

Đa phần khi thai chết lưu sẽ có những cảm giác như: giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa. Hoặc tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo. Có thể là tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm …Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguy cơ thai chết lưu có thể được cảnh báo qua các dấu hiệu nào? Mẹ bầu cần nhận biết sớm những biểu hiện nguy hiểm này để các bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời. Điều này nhằm tránh ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ. Thông thường thì hiện tượng này có thể sớm có nguy cơ xảy ra trong những tháng đầu của thai kỳ.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thai chết lưu là gì?
  • Nguyên nhân và nguy cơ thai chết lưu
  • Thai chết lưu có nguy hiểm không? Thai lưu có cứu được không?
  • Các dấu hiệu dưới đây có thể giúp mẹ bầu nhận biết nguy cơ thai chết lưu
  • Những bà mẹ nào có nguy cơ bị thai chết lưu?
  • Có cách nào phòng ngừa thai chết lưu không?

Thai chết lưu là gì?

Thai lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung tạo thành bào thai, nhưng bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Đây là vấn đề không một mẹ bầu nào mong muốn xảy ra. Thế nhưng chúng ta không thể lường trước được hết mọi việc. Chính vì thế việc sớm nhận biết những dấu hiệu cảnh báo thai lưu là vô cùng quan trọng để các bác sỹ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Mẹ đã biết chưa?

Thai lưu ra máu màu gì? Những dấu hiệu điển hình nhận biết thai chết lưu

5 dấu hiệu thai chết lưu mẹ bầu cần lưu ý và biện pháp hạn chế

Nguyên nhân và nguy cơ thai chết lưu

Nguy cơ thai chết lưu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đa phần khi thai chết lưu sẽ có những cảm giác như: giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa. Hoặc tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo. Có thể là tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm …Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển.

Một số lý do xuất phát từ thai

Rối loạn nhiễm sắc thể, thai dị dạng, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, thai già tháng, đa thai…

Những nguyên nhân từ phần phụ, tử cung

Bất thường ở dây rốn, bất thường ở bánh rau, nước ối. Bên cạnh đó có khoảng từ 20-50% số trường hợp thai chết lưu là không tìm thấy nguyên nhân. Mặc dù có đầy đủ các phương tiện thăm dò hiện đại.

Thai chết lưu có nguy hiểm không?

Mối nguy hiểm của thai lưu là nước ối sẽ bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ. Vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng. Lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Một nguy hiểm nữa là khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu. Dẫn đến việc thai phụ bị băng huyết nặng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai lưu có cứu được không? Đây là trường hợp thai không còn phát triển nhưng đang còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ, vì thế không có phương pháp nào giúp thai lưu phục hồi sự sống.

Các dấu hiệu dưới đây có thể giúp mẹ bầu nhận biết nguy cơ thai chết lưu

1. Thai nhi giảm dần chuyển động

Sự chuyển động của thai nhi là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ nhận biết được sức khỏe con trong bụng. Thông thường, từ tuần 18-20 của thai kì, các mẹ sẽ cảm nhận thấy rõ hơn những chuyển động của con. Vì thế, nếu mẹ bất ngờ không cảm nhận được bất kì chuyển động nào của con trong khoảng 8-10 giờ thì cần phải biết rằng thai nhi có thể đang bị chết lưu.

Khám phá thêm:

Thai lưu để lâu có nguy hiểm không? Biện pháp xử lý thai lưu an toàn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

HOT! Nghiên cứu mới phát hiện thêm một nguyên nhân làm thai chết lưu

2. Không nghe được tim thai

Được bết, khoảng tuần thứ 7 hoặc 9, các bác sĩ đã có thể nghe được tim thai của bé yêu. Có nhiều trường hợp, bác sĩ khó có thể nghe được nhịp tim do vị trí của bé hoặc vị trí của thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì mẹ bầu không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu thai lưu không ra máu cho thấy thai nhi đã chết lưu.

Ngoài ra, theo các bác sĩ chuyên khoa, nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120-160 lần mỗi phút. Vì thế nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút thì đó là một dấu hiệu cho thấy thai nhi có thể bị thiếu oxy.

3. Không nhận thấy dấu hiệu mang thai

Khi mang thai, hầu hết chị em phụ nữ đều có hiện tượng nghén, đi tiểu nhiều lần, cảm giác mệt mỏi, đau lưng, tức ngực... Vì thế nếu mẹ bầu bất ngờ không còn thấy những dấu hiệu trên nữa kèm theo việc ra máu đen ở âm đạo thì nguy cơ bị thai lưu là rất cao. Lúc này việc mẹ cần làm là đến bệnh viện kiểm tra để nhận được kết quả chính xác nhất.

4. Tiết dịch âm đạo bất thường

Thông thường, phụ nữ mang thai thường có lượng dịch tiết âm đạo nhiều hơn người bình thường nên nhiều mẹ bầu không mấy bận tâm đến vấn đề này. Nếu dịch tiết âm đạo của mẹ ra ồ ạt kèm theo máu, mùi hôi khó chịu hoặc có sự thay đổi về màu sắc thì mẹ cần đi kiểm tra ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng trong tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiễm trùng có thể làm suy yếu màng ối và khiến nước ối của mẹ bị vỡ. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến thai nhi của mẹ không thể chào đời được.

5. Tử cung mẹ không phát triển

Cơ thể bé lớn lên mỗi ngày trong bụng mẹ, điều đó đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Chính vì thế nếu tử cung của mẹ ngừng mở rộng thì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.

6. Nước ối rò rỉ

Hiện tượng rò rỉ nước ối cũng là một trong những dấu hiệu hàng đầu cảnh báo mẹ bầu về việc thai lưu. Do đó mẹ không được chủ quan khi thấy có chất lỏng rò rỉ từ âm đạo khi mang bầu nhé.

Những bà mẹ nào có nguy cơ bị thai chết lưu?

- Mẹ mang bầu song thai, đa thai;

- Đã từng bị thai chết lưu;

- Mang thai ngoài 35 tuổi;

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Mẹ uống rượu, sử dụng thuốc cấm khi mang bầu;

- Bị béo phì hoặc quá nhẹ cân;

- Hoặc bị cao huyết áp, tiểu đường.

Có cách nào phòng ngừa thai chết lưu không?

Để hạn chế tối đa nguy cơ thai chết lưu, mẹ bầu cần chú ý:

  • Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển toàn diện
  • Ngừng hút thuốc và uống rượu bia, đây là tác nhân nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và bé
  • Thăm khám thai thường xuyên đúng lịch hẹn với bác sĩ để phát hiện bất thường sớm cũng như được bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh
  • Biện pháp phòng ngừa thai chết lưu là tự bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố bên ngoài môi trường để hạn chế bị nhiễm trùng trong thai kỳ
  • Nếu có bất thường hãy đi khám ngay để kịp thời xử lý những tình huống xấu

Trên đây là những tổng hợp về trường hợp thai chết lưu nhằm giúp các mẹ bầu bổ sung thêm thông tin vào kho kiến thức của mình. Đừng chủ quan khi thấy các dấu hiệu bất thường nào trong suốt thai kỳ. Các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nhé!

Các bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Ele Luong