Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị ngứa vùng kín trong tháng đầu mang thai.
Không chỉ buồn nôn, chán ăn, đau lưng, mệt mỏi… mà rất nhiều chị em còn bị ngứa vùng kín khi mang bầu 3 tháng đầu. Ngứa, đau rát vùng kín khi mang thai xảy ra ở 10-20% thai phụ và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nguy cơ cao dẫn đến các bệnh viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu,…ở phụ nữ, nếu không chữa trị sẽ để lại nhiều hệ lụy. Những nguyên nhân thông thường khác có thể khiến cho bà bầu bị ngứa ngáy tại vùng kín như: vệ sinh cơ thể chưa khoa học, sử dụng xà bông vệ sinh vùng kín hay dị ứng với các hóa chất giặt tẩy trong quần áo và giấy vệ sinh…
- Vì sao chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu
- Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm tới thai nhi không
- Mẹ bầu nên làm gì để không còn bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu
Vì sao chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng đầu : Bắt đầu mang thai cũng là lúc mẹ bầu phải lo lắng với nhiều vấn đề hơn, một trong số đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Theo các chuyên gia sản khoa, phụ nữ mang thai bị ngứa ở vùng kín thường do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là:
- Sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể người mẹ khi mang thai, gây ảnh hưởng tới sự cân bằng pH tại âm đạo.
- Cơ thể khi có bầu thường tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi xung quanh, khiến cho vùng kín thường xuyên “ẩm ướt”. Do đó dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra ngứa ngáy.
- Mẹ bầu vệ sinh vùng kín chưa đúng cách
Ngoài lý do chính liên quan tới hormone thai kỳ như trên, trong một số trường hợp ít gặp, mẹ bầu có thể bị mắc các bệnh liên quan tới bệnh đường âm đạo như viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, …
Có thể bạn chưa biết:
Đẻ xong bị ngứa vùng kín, đừng chủ quan vì điều này có thể gây vô sinh!
4 cách giúp chị em thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy khó chịu sau khi cạo lông vùng kín
Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm tới thai nhi không
Đây là tình trạng khá phổ biến khi mang thai. Các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu nên tìm cách điều trị dứt điểm, giúp phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra với thai nhi nếu hiện tượng ngứa vùng kín kéo dài như:
- Bị tổn thương vùng kín gây viêm nhiễm
- Tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm.
- Làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật, sinh non, khiến em bé sau khi chào đời dễ bị mắc các căn bệnh về đường hô hấp…
Mẹ bầu nên làm gì để không còn bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Ngay khi có hiện tượng ngứa ngứa vùng kín thường xuyên, âm đạo có mùi, ra khí hư với màu sắc bất thường, mẹ bầu nên đi khám sớm ở các cơ sở có chuyên môn để được tư vấn điều trị sao cho phù hợp trong thai kỳ.
Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau về cách chăm sóc vùng kín khi mang thai, giúp cải thiện tình trạng này.
1. Chăm sóc vùng kín đúng cách
Cách trị ngứa vùng kín cho mẹ bầu. Cụ thể, chị em nên lưu ý những điều sau:
- Mẹ bầu luôn luôn nên lau vùng kín sau khi đại tiểu tiện với loại khăn mềm giặt sạch thường xuyên hoặc giấy không mùi hương.
- Thay đồ lót thường xuyên nhất là những khi vận động nhiều, chất liệu đồ lót và trang phục mặc hằng ngày nên thoáng mát và thấm hút tốt.
- Mặc dù khi mang thai phụ nữ không có kinh nguyệt nhưng dịch nhầy âm đạo lại tiết nhiều hơn bình thường. Do đó bà bầu nên rửa vùng kín hằng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch. Nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh (có thể sử dụng loại chuyên dụng cho phụ nữ mang thai) để giảm bớt mùi hôi và ngăn ngừa viêm nhiễm.
2. Chế độ ăn uống cũng có thể giúp cải thiện tình trạng này
Không chỉ cần lưu ý tới cách chăm sóc vùng kín, các thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hàng ngày trong 3 tháng đầu cũng có thể giúp mẹ ngăn ngừa và điều trị khi bị ngứa vùng kín.
- Thêm vào khẩu phần ăn sữa chua. Trong sữa chua nên men có vi khuẩn Lactobacillus giúp giữ cho độ PH trong âm đạo luôn ổn định và cân bằng, các vi khuẩn có lợi phát triển, các vi khuẩn có hại bị tiêu diệt như nấm Candida. Từ đó trả lại cho chị em một “ cô bé” tươi trẻ, khỏe mạnh.
- Bổ sung nhiều rau củ quả. Trong các loại rau, hoa quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa sự oxy hóa.
- Ăn thêm rong biển, tỏi (chế biến cùng món ăn), được xem là những thực phẩm bổ dưỡng để điều trị nấm ở vùng âm đạo
Có thể bạn chưa biết:
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là vì sao? Có phải chị em đã mắc bệnh phụ khoa?
3. Sử dụng thuốc điều trị vùng âm đạo khi có chỉ định của bác sĩ
Theo các chuyên gia, thuốc viêm âm đạo đều có tác dụng tại chỗ. Tức là chỉ có tác dụng đến vùng âm đạo chứ không ảnh hưởng tới các khu vực khác. Bởi thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể đặt thuốc trị viêm âm đạo mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu như mẹ bầu chần chừ không điều trị sớm và dứt điểm thì bệnh còn có nhiều biến chứng nguy hiểm cho em bé hơn.
Vì vậy khi mẹ bầu uống hay đặt bất cứ loại thuốc nào đều phải được sự chỉ định của bác sĩ. Mỗi mẹ bầu sẽ có những thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau, không thể tùy tiện mua thuốc về tự đặt tại nhà. Khi bị viêm âm đạo, mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên dùng các lại hóa chất hay thụt rửa sâu vùng kín, tránh đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong âm đạo.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!