Ngủ bị bóng đè - Có phải bạn bị ma quỷ trêu chọc nên không thể ngon giấc?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cùng theAsianparent khám phá xem ngủ bị bóng đè là hiện tượng gì và nguyên nhân vì sao chúng ta lại bị bóng đè trong giấc ngủ nhé!

Bóng đè là hiện tượng gì?

Hiện tượng bóng đè có tên tiếng Anh là sleep paralysis (chứng liệt thân khi ngủ). Bóng đè xảy ra khi cơ thể chúng ta chuyển giao giữa giai đoạn thức và ngủ, đó là lúc bạn cảm thấy mình hoàn toàn tỉnh táo nhưng toàn thân lại không thể cử động, nhúc nhích hay nói năng gì được. Tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng vài giây hoặc lên đến vài phút.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị bóng đè 

Khi ngủ bị bóng đè, bạn sẽ nhận thấy cơ thể mình có các dấu hiệu như sau:

  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Tức ngực, ngạt thở, không thể hít thở sâu
  • Toàn thân cứng đơ, không thể vùng vẫy hay kêu la
  • Tim đập mạnh, cảm thấy sợ hãi cực độ
  • Một số trường hợp không thể mở mắt
  • Các trường hợp có thể mở mắt thường nhìn thấy có bóng đen trong phòng và muốn làm hại mình
  • Khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy toàn thấy mỏi nhừ

Các ảo giác thường gặp khi ngủ bị bóng đè

Ảo giác về sự xuất hiện

Nếu gặp hiện tượng ngủ bị bóng đè, bạn sẽ cảm thấy có một bóng đen xuất hiện gần mình, bóng đen này có thể đi vào phòng, đi lại trong phòng, hoặc thậm chí ngồi ngay bên cạnh giường bạn.

Ảo giác thực thể

Đây là dạng bóng đè phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải. Dấu hiệu nhận biết là khi bạn cảm thấy như có ai đó hay thứ gì đó ấn mạnh lên vùng ngực hoặc bụng, khiến mình cảm thấy tê cứng và ngạt thở. Đa phần hiện tượng ảo giác này thường xuất hiện vào cuối giấc ngủ, khi bạn bước vào giai đoạn chuyển giao giữa ngủ và thức.

Ảo giác thăng bằng

Khi gặp phải dạng bóng đè này, bạn này thường thấy mình bị rơi xuống từ trên cao xuống, chẳng hạn như rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên tòa nhà cao tầng xuống đất. Điều đặc biệt là bạn sẽ không bao giờ thấy mình chạm đáy mà chỉ rơi lưng chừng là đã tỉnh giấc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ảo giác vận động

Trường hợp này không phổ biến, tuy nhiên vẫn có một số người gặp phải. Ở loại ảo giác này, bạn sẽ thấy cơ thể mình như đang trôi trên sông hoặc bay lơ lửng, thậm chí bạn có thể thấy như linh hồn hay tâm trí mình dường như đã "hồn lìa khỏi xác" và đang quan sát mọi thứ từ bên ngoài.

Vì sao khi bị bóng đè, con người không thể cử động hay nói chuyện?

Hiện tượng ngủ bị bóng đè đã được nhắc tới từ hàng nghìn năm trước nhưng đa phần người ta cho rằng nguyên nhân là do "người âm" hoặc "ma quỷ" gây ra. Người bị bóng đè thường xuyên là người bị yếu bóng vía và cần phải dán bùa, đeo ngải, thậm chí uống nước thải tàn nhang để "trục xuất" bóng ra,... Tuy nhiên, với công nghệ khoa học phát triển ngày nay, các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân thực sự của hiện tượng này.

Vì sao khi bị bóng đè, bạn không thể cử động hay nói chuyện trong khi vẫn nhận thức được những điều xung quanh? Đó là do lúc này chỉ có một phần bộ não trong bạn thức dậy, còn phần não bộ có vai trò chỉ huy hệ thần kinh vận động thì vẫn ở trong giấc ngủ nên hầu hết các cơ vận động của cơ thể lúc này đều bị tê liệt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân bị bóng đè lý giải theo khoa học

Dưới đây là các nguyên nhân bị bóng đè phổ biến nhất:

  • Căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc thường xuyên
  • Triệu chứng chung của một số bệnh tâm thần sau chấn thương tâm lý hoặc người mắc chứng tâm thần hoảng loạn
  • Trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống
  • Bị thiếu ngủ
  • Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafe, trà, hay ma túy,... gây rối loạn nhịp tim
  • Bị chuột rút khi ngủ
  • Giờ giấc ngủ thay đổi liên tục gây rối loạn giấc ngủ. Điều này dễ hiểu khi đa phần con người gặp hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa nhiều hơn khi ngủ vào ban đêm
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị cũng là nguyên nhân bị bóng đè

Bị bóng đè có nguy hiểm không?

Hiện tượng bị bóng đè thường không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bạn có cảm giác hoang mang và sợ hãi. Một số người có thể chỉ bị bóng đè 1 – 2 lần trong đời, trong khi một số người bị "đè" tới 2-3 lần trong một đêm. Rất nhiều người sợ hãi, không thể ngủ tiếp được, lâu dài dẫn đến suy nhược cơ thể.

Nên làm gì khi bị bóng đè?

  • Tập trung vào hơi thở, thở từ từ và nhẹ nhàng, giữ cho cơ thể bình tĩnh và thả lỏng, tránh hoảng loạn
  • Cố cử động một cách nhẹ nhàng các cử động nhỏ như nhăn mặt, mím môi, nắm hờ bàn tay hay co ngón chân để nhanh thoát khỏi cảm giác bị bóng đè
  • Tập trung hết sức để nói chuyện, nếu không thể, hãy cố ho khan để tự đánh thức cơ thể

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh hiện tượng ngủ bị bóng đè. Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa thường phổ biến hơn do sự rối loạn giấc ngủ. Hãy giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng và tránh lạm dụng chất kích thích để không bị bóng đè khi ngủ bạn nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy