Xoay ngôi thai ngược với các cách dễ ợt cho mẹ bầu tự làm!

Ngôi thai ngược phải làm sao? Mẹ thực hiện động tác ngồi quỳ, sau đó trườn người lên phía trước, chống tay để giữ cơ thể để không ép bụng vào gối. Động tác kích thích cho bé xoay đầu này cũng nên làm trong tuần thai 30 đến 37.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngôi thai ngược phải làm sao? Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể giơ chân lên cao khi nằm khiến cho cơ thể dốc xuống, lúc này thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Mẹ tránh tập những lúc mới ăn no để tránh trào ngược dạ dày nhé.

  • Ngôi thai ngược sẽ gây ra khó khăn gì cho thai kỳ?
  • Can thiệp tự nhiên bằng các bài tập thể dục
  • Sự can thiệp bằng các thủ thuật y khoa.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Ngôi thai ngược sẽ gây ra khó khăn gì cho thai kỳ

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: 

Ngôi thai ngược hay còn gọi là ngôi mông là tình trạng phần mông hoặc chân của bé hướng xuống dưới. Tỷ lệ ngôi thai ngược khá thấp (1-3%) tuy nhiên khi xuất hiện có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và sản phụ.

Trẻ có ngôi mông dễ xảy ra tình trạng vỡ nước ối trước và sau khi đau đẻ, cuống nhau thai sẽ theo nước ối đi ra ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng cạn nước ối, dễ gây ngạt và tử vong do thiếu oxi ở thai nhi. Bên cạnh đó, ngôi thai ngược sẽ gây khó khăn trong việc thai nhi ra khỏi bụng mẹ. Trẻ có ngôi mông sẽ có mông và chân ra trước rồi đến vai và đầu. Nếu không xử lý khéo léo, có thể dẫn đến phần đầu của bé bị kẹt lại gây ngạt thở, hoặc đôi khi có thể gây gãy tay chân bé do không thể ra khỏi bụng mẹ một cách thuận lợi.

Tình trạng ngôi thai ngược có thể xuất phát từ cả hai phía mẹ và thai nhi. Nếu tử cung của mẹ nhỏ hoặc mẹ đã sinh nhiều lần khiến việc bình chỉnh khó hơn. Trường hợp tử cung bị dị dạng, tử cung có nhân xơ, bị chèn ép bởi các khối u nang buồng trứng. Ngoài ra, khung chậu hẹp cũng là nguyên nhân khiến ngôi thai ngược. Về phía thai nhi, sẽ có những trường hợp sau khiến thai nhi không thể xoay đầu: thai nhi suy dinh dưỡng, thai dị dạng hoặc thiếu ói, dây rốn quấn cổ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện nay, các bằng chứng ủng hộ việc hỗ trợ xoay ngôi thai ngược trước khi sinh còn nhiều tranh cãi. Thông thường, sản phụ có con ngôi thai ngược thường được ưu tiên mổ lấy thai (sinh mổ) để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Mẹ bầu có con ngôi mông cần được đi khám thường xuyên, đặc biệt vào những tuần cuối thai kì. Tiên lượng và thăm khám kỹ càng sẽ giúp xác định phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

Can thiệp tự nhiên bằng các bài tập thể dục xoay ngôi thai ngược cho mẹ bầu

Mặc dù ngôi thai ngược (mông thai nhi hướng xuống) là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong suốt thai kỳ, nhưng chỉ có khoảng ba phần trăm (3%) số thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí này khi đã đủ tuần tuổi chào đời. Các trường hợp như vậy gọi là ‘thai nhi nằm ngược’ và bé rất dễ mắc một số vấn đề trong quá trình sinh, như bị trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiếu ôxi lên não.

Theo thông thường đến tuần thứ 34 thì thai nhi sẽ  bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên có những bé không quay đầu - vẫn nằm ngang (tức quay phân nữa rồi dừng lại), hay không xoay (ngôi mông ở dưới - đây chính là thai ngược hay thai ngôi mông mà mẹ bầu có nghe đến.

Khi siêu âm cho kết quả ngôi thai ngược, mẹ có thể thực hiện 1 số động tác đơn giản để kích thích bé quay đầu xuống như sau:

1. Giơ chân lên cao là cách khắc phục ngôi thai ngược đơn giản

Mẹ giơ chân lên cao khi nằm khiến cho cơ thể dốc xuống, lúc này thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Nên thực hiện tư thế này từ tuần thai thứ 30 và nên làm 3 lần mỗi ngày. Mẹ tránh tập những lúc mới ăn no để tránh trào ngược dạ dày nhé.

2. Gập người

Ngôi thai ngược phải làm sao? Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự như động tác trên. Mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37 để giúp bé đổi ngôi thuận.

3. Ngôi thai ngược phải làm sao? Nằm nghiêng

Thế nằm nghiêng là phương pháp phổ biến nhất để xoay ngôi thai ngược, giúp cằm thai nhi tì sát xuống ngực (còn gọi là ngôi chỏm), đây là bước đầu tiên để xoay bé.

4. Bơi lội

Ngôi thai ngược phải làm sao? Bơi lội có tác dụng rõ rệt trong việc giúp em bé xoay đầu đúng hướng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Bơi lội có tác dụng rõ rệt trong việc giúp em bé xoay đầu đúng hướng. Mẹ có thể bơi lội suốt trong thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30. Bơi lội ngoài giúp xoay ngôi thai còn giúp mẹ bầu được thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ.

5. Bài tập tì người về phía trước

Thế tập này tương tự như tư thế đầu gối-ngực nhưng đòi hỏi dùng nhiều sức hơn.

Cẩn thận với tư thế tập vì bạn có thể trượt tay. Bạn nên nhờ chồng mình hay ai đó hỗ trợ, dùng tay họ đỡ vai bạn trong suốt quá trình tập.

Bạn có thể chưa biết:

Thai ngôi mông có sinh thường được không? Mẹ có thể xoay ngôi thai ngay tại nhà không?

6. Chườm nóng - lạnh

Phương pháp này đơn giản là mẹ dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.

7. Bài tập với đầu gối – ngực

Với bài tập này mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Để thực hiện bài tập này mẹ chỉ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Động tác nên được thực hiện chậm rãi và mỗi ngày chỉ cần làm 2 lần, mỗi lần chừng 5 phút. Cách này giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết để dễ sinh nở.

8. Cho bé nghe nhạc hay nói chuyện với bé

Ngôi thai ngược phải làm sao? Hãy để loa nghe nhạc ở phía bụng dưới và trò chuyện với bé hàng ngày (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Hãy để loa nghe nhạc ở phía bụng dưới và trò chuyện với bé hàng ngày. Cách này khiến giúp bé di chuyển đến gần vị trí có âm thanh hơn và cũng giúp quay đầu.

9. Nằm trên đầu gối

Với động tác này mẹ ngồi quỳ, sau đó trườn người lên phía trước, chống tay để giữ cơ thể để không ép bụng vào gối. Thực hiện mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần chừng 5 phút. Mẹ nên tập nhẹ nhàng và cẩn thận nhé. Động tác kích thích cho bé xoay đầu này cũng nên làm trong tuần thai 30 đến 37.

Bạn có thể chưa biết:

Hình ảnh ngôi thai ngang của thai nhi và những vấn đề liên quan mẹ cần biết

Can thiệp xoay ngôi thai ngược với kỹ thuật y khoa

1. Áp dụng thủ thuật ECV

Một khi đã bước qua tuần thứ 37 trong thai kỳ thì thai nhi khó có thể tự mình xoay vào đúng vị trí.

Ngôi thai ngược phải làm sao? Áp dụng thủ thuật ECV (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Vì vậy bạn nên sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ để nhờ họ hỗ trợ xoay đứa bé bằng cách áp dụng thủ thuật ngoại xoay thai (“ECV”). Đây là phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, được bác sĩ thực hiện ngay tại bệnh viện.
  • Cách làm thai nhi quay đầu theo phương pháp ECV như sau: bác sĩ dùng thuốc nới lỏng tử cung để từ bên ngoài, họ có thể xoay đứa bé vào đúng vị trí ngôi đầu bằng cách tác dụng lực đẩy hướng xuống vào phần bụng dưới (việc này khiến một số phụ nữ cảm thấy rất khó chịu).
  • Trong suốt quá trình, bác sĩ phải dùng sóng siêu âm để theo dõi vị trí thai nhi và nhau thai, cùng với lượng nước ối. Nhịp tim của thai nhi được theo dõi liên tục trong khi thao tác. Nếu nhịp tim giảm quá chậm họ có thể phải dùng biện pháp cấp cứu lấy thai nhi ra ngay lập tức.
  • Tỷ lệ thành công của thủ thuật ECV với các ca ngôi thai ngược là 58%, nhưng tỷ lệ này cao hơn đối với các phụ nữ mang thai lần hai trở lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thủ thuật ECV không thể thực hiện được vì các biến chứng như bị chảy máu hay lượng nước ối thấp hơn mức bình thường, hoặc khi người mẹ mang thai đôi.

2. Sử dụng kỹ thuật Webster

Kỹ thuật Webster được phát triển để phục hồi sự cân bằng và chức năng của vùng chậu, người ta cho rằng phương pháp này kích thích đứa bé lăn sang vị trí đúng.

  • Kỹ thuật Webster bao gồm hai phần – thứ nhất nó giúp xương cùng và xương chậu nằm ở vị trí cân đối và được căn chỉnh thẳng hàng. Nếu các xương này không khớp khít với nhau, chúng sẽ cản trở đứa bé dịch chuyển vào vị trí ngôi đầu.
  • Thứ hai, kỹ thuật Webster giúp giảm sức căng và làm lỏng các dây chằng tròn có tác dụng đỡ tử cung. Khi dây chằng được nới lỏng đứa bé có nhiều không gian hơn để di chuyển tới vị trí phù hợp trước khi chào đời.
  • Bạn nên nhớ kỹ thuật Webster là một quá trình đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần, do đó bạn phải thường xuyên tới gặp chuyên viên nắn khớp, ít nhất ba lần một tuần trong suốt những tuần cuối cùng của thai kỳ. Tuy nhiên bạn cần tìm một chuyên viên nắn khớp có bằng cấp, đã có kinh nghiệm chữa trị cho phụ nữ mang thai ngôi ngược.

3. Tham khảo liệu pháp chữa bệnh bằng ngải

Đây là kỹ thuật chữa bệnh cổ truyền của Trung Quốc bằng cách đốt cháy thảo dược để kích thích các huyệt đạo.

  • Để xoay ngôi thai, người ta đốt cháy một loại thảo dược có tên ngải cứu bên cạnh huyệt BL 67, huyệt này nằm bên cạnh góc ngoài của móng chân ngón út.
  • Người ta cho rằng kỹ thuật dùng ngải cứu giúp tăng cường độ hoạt động của thai nhi, từ đó kích thích bé lật sang vị trí ngôi đầu.
  • Chuyên viên châm cứu thường thực hiện kỹ thuật này (bên cạnh phương pháp châm cứu truyền thống) hoặc do một thầy thuốc có bằng cấp về y học cổ truyền của Trung Quốc thực hiện. Tuy nhiên bạn có thể mua ống hơ ngải để thử áp dụng phương pháp này tại nhà.

Thay lời kết

Trong mọi trường hợp, để đảm bảo an toàn, mẹ nên luôn trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sản trước khi thử áp dụng bất kỳ bài tập hay phương pháp thay đổi ngôi thai nào vì việc vận động có thể dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ rất nguy hiểm hoặc làm tổn thương nhau thai.

1 số mẹ phải sinh mổ dù ngôi thai có ngược hay không như khi bị nhau tiền đạo, mang đa thai hay trước đó đã từng sinh mổ. Cũng có những mẹ trước đó sinh mổ nhưng lần tiếp theo vẫn có thể sinh thường được, tuy nhiên bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn ít rủi ro hơn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dù trong trường hợp nào thì mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy tập trung tinh thần vượt cạn và chào đón bé yêu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis