Ngôi thai đầu là gì và đây có phải là dấu hiệu mẹ sắp sinh hay chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về các loại ngôi thai cũng như tìm hiểu xem ngôi thai đầu có phải là dấu hiệu mẹ sắp sinh hay không nhé!

Tìm hiểu về các loại ngôi thai trong thai kỳ

Ngôi thai đầu

Nhiều người gọi ngôi thai đầu với một cái tên phổ biến khác là ngôi thai thuận bởi đây là ngôi thai thuận lợi nhất cho mẹ bầu sinh thường. Ngôi thai thuận là khi thai nhi thay đổi tư thế cho phần đầu chúc xuống phía dưới xương chậu của mẹ, phần mông quay về phía ngực mẹ, lưng bé quay ra bên ngoài và mặt bé hướng vào bên trong. Như vậy nghĩa là khi lọt lòng mẹ, bé sẽ nằm ở tư thế úp mặt xuống dưới.

Đầu chúc xuống dưới giúp tạo áp lực lên buồng tử cung, theo các cơn co thắt, tử cung sẽ mở rộng hơn để em bé dễ dàng lọt lòng mẹ. Hơn nữa, với tư thế này, tay chân bé đều xuôi về phía sau mà không bị “vướng” lại như các ngôi thai khác nên bé chào đời khá dễ dàng, hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Ngôi thai mông

Thai nhi có ngôi mông (ngôi thai ngược) chiếm 3 – 4% trong số tổng các cuộc sinh. Đây là vị trí mà phần đầu bé hướng lên phía trên ngực mẹ, mông và chân xuôi xuống bên dưới vùng xương chậu của mẹ. Có 3 dạng ngôi thai mông như hình dưới đây:

Mẹ có thể tự nhận biết ngôi mông khi thấy bé thường có khuynh hướng đạp ở vùng hạ vị và cảm giác tức một bên hạ sườn do đầu thai chèn ép vào, tim thai nghe rõ nhất ở khu vực ngang rốn hay trên rốn.

Ngôi thai mặt

Cũng là một dạng ngôi thai đầu nhưng ở ngôi thai mặt, mặt của thai nhi sẽ ngửa tối đa hướng về phía tử cung mẹ. Nhìn chung đây cũng là một kiểu ngôi thai gặp khá nhiều khó khăn khi sinh thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đường kính lọt của ngôi mặt lớn nên phần mềm dễ bị rách. Đồng thời trẻ sinh ra cũng có gương mặt không tròn đẹp do bị phù nề, phần đầu sọ cũng sẽ bị biến dạng nhiều. Nếu chuyển dạ quá lâu có thể khiến thai nhi bị ngạt, tỷ lệ tử vong khoảng 2,5 đến 5%.

Ngôi thai trán

Đây là dạng ngôi thai trung gian giữa ngôi thai đầu và ngôi thai mặt, nghĩa là phần trán của thai nhi sẽ hướng về tử cung mẹ. Đa số ngôi trán chỉ được phát hiện khi đã vào chuyển dạ với tỷ lệ rất hiếm gặp, khoảng 1/3000 đến 1/1000 các loại ngôi.

Ngôi thai ngang

Thai ngôi ngang còn gọi là ngôi vai khi trục dọc của thai nhi cắt trục dọc của mẹ tạo thành góc vuông. Trục dọc của thai nhi không phải lúc nào cũng ngang mà có lúc sẽ chếch lên/xuống một chút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu đến giai đoạn chuyển dạ mà thai vẫn không chuyển về ngôi thai đầu thì mẹ phải sinh mổ bởi ở ngôi thai này, kích thước thai nhi là rất lớn và các bộ phận trên người thai nhi như tay, chân dễ bị “vướng víu” nên không thể sinh thường được.

Ngôi thai đầu có phải dấu hiệu mẹ sắp sinh chưa?

Thai nhi chỉ xoay đầu 1 lần duy nhất và sẽ giữ tư thế đó cho tới khi mẹ sinh. Mỗi thai nhi có một thời điểm xoay đầu khác nhau. Thông thường, thai sẽ quay đầu vào khoảng tuần thứ 32 – 37 của thai kỳ, tức là chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là mẹ sẽ sinh.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thai nhi không quay đầu trong suốt thai kỳ hoặc quay đầu sớm khi mới ở tuần thai thứ 5, hiện tượng này không có gì đáng lo ngại, mẹ chỉ cần chú ý trong vận động hằng ngày để tránh nguy cơ sinh non bởi ở vị trí này, bé dễ bị “tụt xuống” hơn. Như vậy, ngôi thai đầu vẫn chưa phải là dấu hiệu mẹ sắp sinh, hiện tượng này chỉ thông báo bé đã sẵn sàng với vị trí thuận lợi nhất để lọt lòng mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết mẹ sắp sinh

  • Bụng bầu mẹ có xu hướng sa xuống dưới nhiều hơn
  • Cảm nhận cổ tử cung bắt đầu mở, các khớp được dãn ra để sẵn sàng cho bé lọt lòng mẹ
  • Các cơn co thắt ngày càng mạnh mẽ và liên tục, cứ 5 phút diễn ra 1 lần và kéo dài ít nhất 1 tiếng
  • Mẹ bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
  • Tiêu chảy
  • Cân nặng ổn định, mẹ không còn tăng hay giảm cân nhiều như trước
  • Mệt mỏi, uể oải, hoa mắt, đau đầu và chỉ muốn nằm nghỉ
  • Dịch nhầy âm đạo có lẫn máu tươi
  • Vỡ nước ối

Khi thấy những dấu hiệu trên, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ ngay về tình trạng hiện tại của mình, tuyệt đối không ngại ngùng hay lo lắng khi gọi ngoài giờ làm việc vì các bác sĩ sản khoa cũng đã quá quen với những chuyện này rồi.

Ngôi thai đầu là ngôi thai thuận lợi nhất để mẹ sinh thường. Tuy nhiên, nếu bé không may nằm ở những ngôi thai không thuận lợi, mẹ đừng lo lắng mà hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn hoặc mẹ có thể áp dụng một số bài tập hỗ trợ cho thai quay đầu dễ dàng hơn.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy