Hiểu biết về ngôi đầu sẽ giúp mẹ bầu an tâm như thế nào khi mang thai?

Nếu sau khi siêu âm ở tuần thứ 28, bác sĩ kết luận ngôi thai đầu nghĩa là thai kỳ đang phát triển bình thường và thuận lợi. Nói cách khác, thai nhi theo ngôi thuận và mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm chờ đợi đến ngày chuyển dạ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngôi đầu là gì? Ngôi đầu là tư thế của thai nhi trong bụng mẹ khi đầu bé hướng về âm hộ của mẹ và quay lưng về phía bụng mẹ. Việc hiểu biết về ngôi đầu sẽ giúp mẹ bầu biết được tình trạng thai nhi có đủ thuận lợi cho việc chuyển dạ hay không.

  • Ngôi đầu là gì?
  • Cách nhận biết ngôi thai đầu
  • Ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu gì?

Ngôi đầu là gì?

Bà mẹ mang thai lần đầu có rất nhiều bỡ ngỡ đặc biệt khi phải tiếp xúc với nhiều khái niệm, trong đó “ngôi thai đầu là gì?” thường là thắc mắc phổ biến nhất. Ngôi đầu hay ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc chuyển dạ và sinh nở. Khi đó thai nhi sẽ quay đầu về phía cổ tử cung của mẹ, mông hướng về ngực mẹ và lưng quay về bụng người mẹ.

Vị trí ngôi thai đầu trong tử cung mẹ (Nguồn: Medicalnewstoday)

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, ngôi thai đầu là tư thế giúp bé đi ra khỏi tử cung mẹ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu được chia thành các dạng như sau:

1. Ngôi đầu hạ vị: là tư thế mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị trở thành ngôi thai thuận. Ở vị trí này, thai nhi có thể thuận lợi để sinh thường khi vào chuyển dạ.

2. Ngôi thóp: Lúc này đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm.

3. Ngôi trán: Thai nhi ngửa đầu lên theo trục của thai nhi với trục của mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Ngôi mặt: Ở vị trí này thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất và đưa toàn bộ mặt ra trước.

Ngoài ngôi đầu hạ vị là tư thế thích hợp giúp quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ thì các ngôi còn lại mặc dù là ngôi đầu, nhưng vị trí đầu thai nhi không tốt để đi qua ngã âm đạo nên sẽ gây cản trở ít nhiều cho việc sinh nở. Tùy vào tình huống khác nhau, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

Thai ngôi mông có sinh thường được không? Mẹ có thể xoay ngôi thai ngay tại nhà không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách nhận biết ngôi thai đầu

Từ tuần thai 28 mẹ bầu có thể siêu âm để biết tình trạng thai nhi xoay đầu có thuận hay chưa. Trên thực tế, có khoảng 80% thai kỳ, bé sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29. 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm hoặc trễ hơn dấu hiệu chuyển dạ xảy ra.

Mẹ có thể nhận biết ngôi đầu thai bằng các cách:

1. Thông qua việc siêu âm bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi ở phần trên tử cung, đầu hình tròn và cứng thì ở phần dưới tử cung, theo đó hai bên sườn là lưng và tay, chân của bé.

2. Thông qua hình dáng bụng: nếu thai nhi đã quay đầu, bụng mẹ thường sẽ có hình ôvan, chiều từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Thông qua cảm nhận thai máy, mẹ có thể để ý xem thai nhi đạp ở phần trên hay dưới bụng. Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng cảm nhận được điều này, vì nó còn phụ thuộc vào thành bụng dày hay mỏng.

Bằng cách cảm nhận thai máy mẹ cũng có thể biết được bé đã xoay đầu hay chưa (Nguồn: Freepik)

4. Thông qua cảm nhận áp lực bụng dưới: Mẹ sẽ cảm thấy áp lực đè lên phần bụng dưới khi thai nhi quay đầu để thành ngôi thai thuận vì đây là nơi tạo nếp gấp khi ngồi.

Xem thêm:

6 nguyên nhân thai nhi không quay đầu đúng ngôi thai thuận

Ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu gì?

Nếu sau khi siêu âm ở tuần thứ 28, bác sĩ kết luận ngôi thai đầu nghĩa là thai kỳ đang phát triển bình thường và thuận lợi. Nói cách khác, thai nhi theo ngôi thuận và mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm chờ đợi đến ngày chuyển dạ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều thai phụ nghĩ rằng nếu ngôi thai quay đầu sớm nghĩa là đây là dấu hiệu của việc sinh sớm. Trên thực tế suy nghĩ này không hoàn toàn đúng vì việc sinh sớm sẽ phụ thuộc vào rất nhiều dấu hiệu mà tình trạng ngôi thai đầu sớm chỉ là một trong những dấu hiệu đó. Thai phụ nên tiếp tục theo dõi các dấu hiệu cơ thể, nếu có những triệu chứng như đau vùng lưng dưới, phù nề, ra dịch hồng,... kèm theo việc ngôi thai quay đầu sớm mới có thể kết luận về việc chuyển dạ sớm hơn ngày dự sinh.

Thai nhi chuyển ngôi đầu sớm chưa chắc là dấu hiệu của việc sinh sớm (Nguồn: Freepik)

Ngoài việc hiểu “Ngôi đầu là gì?” Mẹ còn cần biết rằng ngôi thai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chuyển dạ và quyết định lựa chọn phương pháp sinh của mẹ. Trường hợp ngôi thai không thuận sẽ dẫn đến sinh khó buộc các bác sĩ phải áp dụng các biện pháp can thiệp. Do đó, trong những tháng cuối, mẹ bầu cần khám thai thường xuyên để biết tư thế ngôi thai, kịp thời áp dụng các biện pháp xoay chuyển ngôi thai, từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.

Nguồn thông tin: Thế nào là ngôi thai đầu? - Bệnh viện ĐKQT Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan