Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ bầu bị nghén ngủ khi mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng nghén ngủ thường thấy ở tam cá nguyệt thứ nhất của các mẹ bầu. Khi đó mẹ thường buồn ngủ vô cớ và có thể ngủ một mạch tới 12 giờ.

Vậy hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân nào? Mẹ bầu có nên lo lắng khi gặp phải tình trạng buồn ngủ kéo dài này? Và mẹ nên làm gì để cải thiện hiện tượng ngủ quá nhiều? Bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu trả lời những thắc mắc trên một cách thấu đáo nhất.

Nghén ngủ là trình trạng mẹ bầu ngủ rất nhiều nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi và buồn ngủ

Dấu hiệu nhận biết nghén ngủ

Nghén ngủ là tình trạng xuất hiện trong thời kỳ đầu mang thai. Khi đó mẹ bầu thường có cảm giác buồn ngủ bất kể giờ giấc. Và giấc ngủ của mẹ bầu có thể kéo dài lên đến 12h. Mẹ luôn cảm thấy buồn ngủ và dù ngủ rất nhiều vẫn cảm thấy không đủ. Vì thế mẹ thường ngủ rất nhiều và bị mệt mỏi.

Nguyên nhân khiến mẹ bị nghén ngủ

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng trên là do nội tiết tố thay đổi khi mang thai. Lúc này cơ thể mẹ bầu phải sản xuất nhiều máu hơn để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Lượng đường trong máu và huyết áp của mẹ bầu cũng thấp hơn. Lượng hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu cũng tăng cao. Tác dụng soporific (gây ngủ) và sinh nhiệt từ hoạt động bài tiết progesterone ở nhau thai chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu nghén ngủ.

Hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khiến mẹ bầu luôn buồn ngủ

Mẹ bầu nên lưu ý một điều rằng, có mối liên quan giữa cảm xúc và thể chất. Nếu cảm xúc của mẹ không ổn, thể chất cũng theo đó mà mệt mỏi theo. Những thay đổi về cảm xúc có thể góp phần làm mẹ bầu buồn ngủ triền miên. Việc mang thai khiến nhiều mẹ bầu thấy lo lắng về việc làm mẹ, về sức khỏe của thai nhi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy ngủ nhiều, nhưng chất lượng giấc ngủ vào ban đêm lại giảm. Mẹ cũng thường xuyên cảm tiểu đêm hơn. Việc ngắt quãng giấc ngủ mẹ bầu để đi vệ sinh. Cuối cùng là dù ngủ rất nhiều nhưng mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi.

Nghén ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường

Có thể thấy các dấu hiệu trên sẽ xuất hiện ở đa số các thai phụ. Các chuyên gia cũng khẳng định nghén ngủ là hiện tượng bình thường của thai kỳ. Không có gì lạ khi mẹ bầu ngủ 10 hoặc 12 giờ nhưng thức dậy mà vẫn cảm thấy lờ đờ và mệt mỏi. Tuy nhiên tin vui là tình trạng này sẽ cải thiện. Đó là khi cơ thể mẹ bầu bắt đầu quen với việc trao đổi chất khi mang thai.

Tuy ngủ nhiều nhưng mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi

Bầu ngủ nhiều có tốt không?

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên ngủ đủ giấc khi mang thai. Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều trong ngày cũng không tốt. Bởi nó có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì phải thường xuyên ngủ nên mẹ phải nằm yên một chỗ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị cứng cơ, xương dễ gãy. Chưa kể, khi thể chất yếu ớt sẽ dẫn đến hiện tượng tinh thần lờ đờ, mệt mỏi.

Nằm ngủ càng lâu thì nguy cơ mắc các bệnh huyết khối tĩnh mạch ở mẹ bầu càng tăng. Tệ hơn nếu khối tĩnh mạch này di chuyển từ chân đến phổi gây tắc phổi. Lúc đó, mẹ bầu sẽ thấy khó thở, thở dốc, tim đập nhanh, môi và đầu ngón tay bị tím…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc ngủ nhiều, ít vận động còn có khả năng gây ra tiểu đường thai kỳ. Quá trình vượt cạn sau này của mẹ bầu sẽ khó khăn và kéo dài hơn. Nguyên nhân là do mẹ bầu không đủ sức khỏe cũng như sức chịu đựng khi sinh thường.

Cơ cứng là một trong những tác hại của việc ngủ nhiều

Mẹ bầu ngủ bao nhiêu là đủ?

Theo các nghiên cứu, thời lượng ngủ trong khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ và em bé mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh nở. Thông thường mẹ bầu chỉ nên dành thời gian để ngủ từ 8-10 tiếng mỗi đêm. Để có thể ngủ đủ và ngủ ngon vào ban đêm, mẹ bầu nên ít ngủ vào ban ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách hạn chế cơn nghén ngủ

Mẹ bầu cần lên lịch ăn, ngủ, nghỉ ngơi thật hợp lý và khoa học. Cụ thể như ngủ sớm vào buổi tối, tranh thủ ngủ trưa và nghỉ ngơi thư giãn vào những giờ rảnh rỗi trong ngày.

Vào buổi tối, trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nhiều nước. Việc phải thường xuyên thức dậy đi tiểu sẽ làm ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu. Trước khi ngủ 3 tiếng, mẹ bầu cũng nên tập thể dục để có giấc ngủ ngon hơn. Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng qua trái.

Trước khi đi ngủ mẹ nên tập thể dục và hạn chế uống nước

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là giúp cải thiện tình trạng ngủ quá nhiều. Khi cơ thể được cung cấp đủ chất sẽ giúp thai nhi phát triển tốt. Nó cũng tăng sức khỏe và giảm mệt mỏi cho mẹ bầu. Từ đó cơ thể sẽ không “ép” mẹ ngủ nhiều nữa.

Thay lời kết

Nghén ngủ là một tình trạng sinh lý bình thường xuất hiện ở đầu thai kỳ. Nó sẽ cải thiện dần trong những tháng sau khi mẹ bầu đã quen với những thay đổi. Tuy nhiên mẹ bầu nên đi khám bác sĩ nếu bên cạnh những cơn nghén ngủ, mẹ bầu còn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh… Việc thăm khám kịp thời giúp mẹ bầu biết sức khỏe có đang trục trặc hay không. Từ đó sẽ có những bước can thiệp, điều chỉnh để giữ thai kỳ an toàn, lành mạnh.

Xem thêm

Nghén ngủ là trai hay gái? Cùng giải mã những điều thú vị của mẹ bầu

Nghén hay không nghén tốt hơn? Câu trả lời gây sốc từ bác sĩ!

Tư thế ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn có lợi cho thai nhi và giúp ngủ ngon

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng