Ngày tôi kiệt sức và muốn từ bỏ việc làm mẹ

Có những ngày chúng ta muốn dành thời gian cho bản thân. Hãy đọc câu chuyện của mẹ bỉm sữa này và thông điệp mà cô muốn gửi đến những mẹ bỉm sữa khác trong quá trình làm mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ bỏ việc làm mẹ – Khoảnh khắc tôi tưởng như đã vỡ vụn và khuất phục!

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác này như tôi – Từ bỏ việc làm mẹ và quay ngược trở về với con người của mình năm nào?

Câu chuyện bắt đầu như sau: Vào một ngày nọ, một người mẹ hay dỗ cho cô bé sáu tháng tuổi vào giấc ngủ trong chiếc cũi nhỏ ; gần đó bé trai gần ba tuổi cũng đang say giấc nồng.

Cô nhìn con một cách âu yếm – hai bé nhìn như những thiên thần dễ thương, rồi nhẹ nhàng “trốn” đi tắm sau một ngày “vật lộn”.

Cô đã mệt mỏi như thể muốn kiệt sức. Một ngày như mỗi ngày, cô ấy đã thức dậy từ 4 giờ sáng. Không chỉ thế, mỗi tối cô lại chỉ ngủ được chập chờn, vì lâu lâu lại phải dậy cho con bú.

Cô ấy đói meo. Chăm sóc hai đứa trẻ dưới ba tuổi có nghĩa là cô thường hy sinh bữa ăn của chính mình để đảm bảo hai bé được cho ăn trước.

Cô tự hỏi liệu cô có nên ăn nhẹ trước khi đi vào phòng tắm, nhưng nhu cầu tắm rửa để làm sạch mùi ói của con trên người đã chiến thắng nhu cầu ăn.

Và trong chính giây phút này, mọi thứ tưởng yên bình lại trở nên rối tung.

Đứa con trai lớn bỗng tỉnh giấc. Thằng bé gào lên đòi uống nước với giọng khản đặc. Con bé sơ sinh vì thế mà bị đánh thức và bắt đầu khóc không ngớt. Dây thần kinh chịu đựng cuối cùng trong người của bà mẹ trẻ như thể bị giật đứt, và cô bắt đầu bật khóc và gào thét cùng với 2 đứa con của mình.

Cô đã phải rũ bỏ sự điên loạn này, những tiếng khóc ngằn ngặt của những đứa trẻ nhỏ đòi mẹ… cô chỉ muốn ở một mình – tất cả thời gian dành cho bản thân mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Và cô đã phải gọi cho chồng mình để xử lý mọi thứ, bởi vì vào thời điểm đó, cô ấy không thể chịu đựng thêm bất kì thứ gì nữa, ngay cả chính bản thân mình.

Người mẹ trẻ đó chính là tôi

Đó là ngày tôi muốn từ bỏ việc làm mẹ, cho dù chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi muốn có sự tự do để tắm một cách yên bình, để ăn bất cứ khi nào tôi muốn, để ngủ cho đến chừng nào tôi đẫy giấc thì thôi mà không bị đánh thức khoảng 20 lần một đêm.

Chỉ trong giây lát, tôi muốn từ bỏ việc làm mẹ kinh khủng.

Trong thời gian ngắn đó tôi đã muốn trở lại lối sống cũ của mình, muốn có lại cơ thể cũ – tôi muốn tự làm chủ bản thân mình một lần nữa. Và tôi cảm tội lỗi kinh khủng, như thể mình là một người mẹ tệ hại, khi để tâm đến những suy nghĩ như thế này, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng bây giờ, khi tôi trưởng thành và khôn ngoan hơn, và tôi nhớ lại khoảnh khắc này – tôi biết những cảm giác tội lỗi trước đó là hoàn toàn sai. Tôi biết rằng chỉ vì suy nghĩ như thế chắc chắn không có nghĩa là tôi yêu con ít hơn.

Từ bỏ việc làm mẹ – Khoảnh khắc đau đớn và cạn kiệt bạn đã từng trải qua?

Tại sao?

Bởi vì chúng ta không nhận ra rằng những năng lượng và nỗ lực quá sức trong việc làm mẹ có thể có những tác động tiêu cực lên chúng ta – nó đẩy ta đến điểm cùng cực của sức chịu đựng, khiến ta như muốn vỡ tung.

Mức độ kiên nhẫn mà chúng ta cần phải có và duy trì – không phải trong một hoặc hai ngày, nhưng trong nhiều năm trong suốt quá trình làm mẹ – thật sự rất đáng kinh ngạc, đặc biệt nếu chúng ta bản chất vốn không phải là người kiên nhẫn.

Sự cho đi không ngừng nghỉ, sự yêu thương không toan tính, sự lo âu cho từng bữa ăn giấc ngủ của con đôi khi trở nên quá sức. Đôi khi các mẹ cũng chỉ là người thường, những suy nghĩ lo âu liên tục này có thể làm chúng ta chỉ muốn từ bỏ việc làm mẹ, chỉ vì ta quá kiệt sức, cả về mặt thể chất lẫn tình cảm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bà mẹ bỉm sữa thân yêu ơi… tôi muốn nói với bạn – đừng cảm thấy tệ hai nếu có những ngày bạn chỉ muốn ẩn náu trong một căn phòng tối tăm, cách xa sự hỗn loạn của việc làm mẹ, chỉ để có một chút thời gian cho chính mình.

Đừng cảm thấy xấu hổ nếu bạn cảm thấy như muốn chạy trốn tất cả. Đừng đổ lỗi cho bản thân và nghĩ rằng bạn là một người mẹ tồi tệ khi bạn mất bình tĩnh vì đứa lớn thì khóc ngằn ngặt còn đứa bé hơn thì bĩnh đầy ra quần, và bạn thì xoay sở không hết việc.

Cũng đừng bao giờ đổ lỗi cho chính mình. Vì bạn đã làm quá nhiều việc để phải gánh thêm cảm giác tội lỗi này nữa.

Nhưng vào những thời điểm như thế này, đừng ngại nói với chồng, mẹ, chị, bạn của bạn, hay bất kì người thân nào, rằng bạn cần giúp đỡ. Đừng ngại thú nhận rằng bạn cần một khoảng không gian cho chính mình để tái tạo bản thân và cả tinh thần như muốn vụn vỡ của bạn.

Bạn yêu con mình với tất cả trái tim và linh hồn của mình – không ai có thể yêu con hơn bạn. Thậm chí những khoảnh khắc yếu đuối này cũng sẽ không làm thay đổi tình yêu lớn lao bạn dành cho con.

Nhưng bạn có cần học cách chăm sóc bản thân, dù chỉ một chút thôi, ngày cả sau khi bạn trở thành một người mẹ? Chắc chắn rồi, hãy luôn yêu thương bản thân mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy, lần sau khi bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi

Việc yêu cầu chồng hoặc một cá nhân đáng tin cậy khác chăm sóc những đứa trẻ để bạn giải toả bản thân không có nghĩa là bạn không hoàn thành nghĩa vụ làm mẹ. Điều này sẽ chỉ giúp cho bạn cảm thấy mạnh mẽ, sẵn sàng hơn để tiếp tục nhiệm vụ làm mẹ đầy gian nan.

Bạn là siêu nữ anh hùng, nhưng bạn cũng có trái tim và tâm hồn rất con người. Thế nên, hãy yêu bản thân mình nhiều hơn nữa, vì lợi ích của bạn và của cả con bạn.

Theo The Asianparent 

Xem thêm bài liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le