Ăn uống khỏe mạnh là một việc vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh các bữa chính, mẹ bầu cần nhiều bữa phụ trong ngày. Không phải món ăn vặt nào cũng tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chống đói bằng những món ăn phụ cho bầu dưới đây.
1. Hỗn hợp sữa chua, các loại hạt và trái cây
Mục đích của bữa ăn này là cung cấp lượng sữa ít béo mỗi ngày cho bạn, giúp bạn và bé con trong bụng có đủ canxi để răng khỏe và xương phát triển tốt. Sữa chua Hy Lạp có nhiều protein hơn các loại thông thường và còn giúp bạn no hơn. Các loại sữa chua ít đường cũng không làm mẹ bầu tăng cân.
Bạn có thể trộn 1-2 muỗng canh các loại hạt giàu protein và chất xơ, thêm vào một số loại trái cây mọng nước như dâu tây, quả mâm xôi, đào cắt lát hoặc nho khô vào món sữa chua yêu thích.
2. Rong biển, tảo biển
Các loại rong biển, tảo biển, đặc biệt là tảo đỏ sấy khô có chứa nhiều loại vitamin B, nhất là là vitamin B2 và B3. Do đó, mẹ bầu đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình nhé!
3. Salad
Rau xanh có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Và một bát salad rau xanh, có thêm cà chua bi, nho khô… là giải pháp cho những mẹ ngán ăn rau. Mẹ bầu có thể biến tấu cho bát salad của mình với các nguyên liệu bổ dương như hạt, trái cây, vừa ngon vừa bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt để mẹ khỏe con thông minh.
4. Sinh tố
Có rất nhiều loại trái cây thơm ngon như bơ, mãng cầu, sapôchê, dâu, cơm dừa… có thể được dùng để chế biến các món sinh tố hấp dẫn. Chúng mang đến năng lượng, vitamin, chất khoáng và trên hết là cảm giác dễ chịu cho các mẹ bầu.
5. Sô-cô-la đen
Sô-cô-la là món ăn vặt thích hợp để mẹ bầu nhâm nhi trong những lúc buồn miệng. Ngoài có vị ngọt ngon, một vài thanh sô-cô-la trong ngày còn là cách tăng cường hệ miễn dịch, ổn định huyết áp, giảm stress, ốm nghén và giúp ngăn ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, việc ăn sô-cô-la đen trong thai kỳ còn giúp bé yêu năng động và hoạt bát hơn khi sinh
6. Nho khô
Nho khô chứa nhiều chất xơ, sẳt và kali, thích hợp để mẹ bầu nhâm nhi trong bữa phụ của mình.Tuy nhiên, chỉ ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, vì lượng đường trong nho khô khá cao. Đặc biệt, với những mẹ bầu bị tiểu đường không nên sử dụng nho khô.
7. Khoai lang sấy
Khi bạn thèm món gì đó giòn giòn, ngọt ngọt thì những miếng khoai lang sấy sẽ là món ăn vặt hữu ích. Nếu có lò nướng và khéo tay, bạn có thể tự làm khoai lang chip vì nó sẽ ít natri và chất béo hơn so với khoai lang sấy mua sẵn. Thêm vào đó, bạn còn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ khoai lang như kali, chất xơ, vitamin A, C và B6.
8. Bánh ngũ cốc
Bánh ngũ cốc giòn nguyên chất là nguồn thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin, protein và ít béo. Ngũ cốc nguyên chất giúp ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường và béo phì. Bạn có thể chọn nhiều loại khác nhau từ ngũ cốc nguyên chất như lúa mì, bánh mì, ngũ cốc dinh dưỡng, bánh giòn từ các loại ngũ cốc…
9. Trứng luộc
Trứng luộc kỹ có hàm lượng protein cao. Nếu bạn chỉ thích lòng trắng trứng thì bây giờ là lúc bạn cần ăn cả lòng đỏ. Lòng trắng chứa nhiều protein, còn lòng đỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng có giá trị như choline – chất đóng vai trò quan trọng trong não và hệ thần kinh của thai nhi; folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
10. Cà chua bi
Nếu bạn chỉ thích có món gì nhai mà không nhiều kalo thì cà chua bi là một gợi ý. Bạn có thể ăn nửa bát con cà chua bi mà chỉ có dưới 50kalo. Dồi dào vitamin C, cà chua bi còn cung cấp hàm lượng lớn lycopene – một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim. Cộng với một số lượng lớn chất xơ, vitamin A và một ít folate, cà chua bi là món ăn được coi là nhiều dinh dưỡng.
11. Các loại hạt
Mẹ bầu có thể nhâm nhi các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt sen… để “xoa dịu” dạ dày khi đói. Đây được xem là món ăn vặt bổ dưỡng, cung cấp chất béo omega 3, Sắt, vitamin E giúp phát triển trí não bé thai nhi
12. Bắp luộc
Dù là món ăn dân dã nhưng bắp lại chứa chất béo, Protein, Carbohydrate, Omega-3, cùng các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ và bé. Giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, táo bón, ung thư, tiểu đường… Đồng thời còn rất tốt cho da và mắt của mẹ bầu.
Mẹ có thể sử dụng bắp thường xuyên nhưng tránh ăn vào chiều tối bởi hàm lượng chất xơ trong bắp cần thời gian dài để có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Theo theAsianparent
Xem thêm
- 9 loại hạt mẹ bầu nên ăn để con sinh ra thông minh
- Bà bầu 7 tháng ăn gì để mẹ khỏe khoắn, thai nhi đủ chất, mau lớn
- Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ!
- Mẹ bầu nên chú trọng những chất dinh dưỡng nào?