Khác với sinh thường, người mẹ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống nghiêm ngặt bởi sản phụ sau sinh mổ sẽ phải chịu những cơn đau rất lớn gây ra bởi vết thương ở bụng. Mới sinh mổ ăn gì là câu hỏi của nhiều mẹ mới sinh con cũng như người nhà của sản phụ. Hãy theo dõi nhé!
Sinh mổ
Ngày nay, sinh mổ đã không còn xa lạ nữa. Theo thống kê, Việt Nam thuộc một trong số những nước có tỉ lệ sinh mổ rất cao, chiếm từ 15-20% tại các bệnh viện tuyến dưới có thực hiện kỹ thuật sinh mổ, thậm chí ở một số bệnh viện lớn, tỉ lệ này lên đến 40-50%.
Nhu cầu dinh dưỡng sau khi sinh sẽ tăng rất cao đáp ứng nhu cầu của cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua bữa ăn hàng ngày để tăng chất và lượng sữa mẹ, đồng thời cung cấp năng lượng giúp người mẹ phục hồi.
Đặc biệt đối với các mẹ sinh mổ nếu dinh dưỡng tốt thì vết mổ sẽ mau lành hơn. Một chế độ ăn hợp lý giúp người mẹ mau chóng lành vết thương, giảm cơn đau và phục hồi sức khỏe.
Mới sinh mổ nên ăn gì?
Trong vòng 6-8 giờ đầu tiên sau khi sinh, sản phụ thường không được phép ăn gì nếu như chưa “xì hơi” bởi trong quá trình phẫu thuật, ruột và dạ dày bị tác động khiến cho nhu động ruột giảm.
Nếu quá đói, sản phụ có thể ăn một lượng nhỏ các món cháo, súp chay. Sau khi ruột và dạ dày hoạt động trở lại, mẹ có thể ăn các loại thức ăn bình thường khác.
Về cơ bản, chế độ ăn cho sản phụ sinh thường và sinh mổ là giống nhau. Ngay sau khi sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều. Lúc này, sản phụ được khuyến khích ăn những thức ăn giúp co bóp tử cung giúp nhanh chóng đẩy các chất dịch còn ứ trong buồng tử cung ra ngoài như rau ngót.
Lời khuyên tiếp theo là mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt. Thức ăn cho sản phụ phải tươi ngon, chế biến hợp vệ sinh và nấu kỹ.
Thực phẩm sản phụ mới sinh mổ nên ăn
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, trứng gà… bởi những loại thực phẩm này rất giàu đạm và sắt thúc đẩy nhanh quá trình sản sinh lượng sắt bù vào lượng đã mất do mất máu khi sinh. Loại thịt này còn giúp bổ sung năng lượng đã mất, nhanh chóng phục hồi năng lượng và lành vết thương cho chị em sau sinh mổ.
Rau xanh và trái cây chín chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, phòng chống táo bón thậm chí là bệnh trĩ cho sản phụ. Trong giai đoạn này, các mẹ thường ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế các mẹ cần thường xuyên bổ sung thêm rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi… vào bữa ăn của mình.
Các loại trái cây tươi giàu vitamin C lại lành tính với sản phụ như chuối, bưởi, na, đu đủ… rất thích hợp cho sản phụ. Mẹ cũng cần uống thật nhiều nước và phơi nắng mỗi sáng cùng con. Nếu cần thiết, có thể bổ sung vitamin qua đường uống. Bên cạnh đó, người mẹ cần thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp.
Trong vòng 1-2 ngày sau sinh khả năng tiêu hóa vẫn còn yếu, mẹ nên chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn đồ ăn dễ tiêu hóa và không ăn thức ăn có dầu mỡ.
Sau đó có thể tăng dần lượng thức ăn cho mỗi bữa và dần bổ sung các loại thức ăn khác như canh, các món hầm, kho…
Mới sinh mổ không nên ăn gì?
Loại thực phẩm mà sản phụ sinh mổ cần tránh đầu tiên là đồ nếp và thịt gà bởi chúng sẽ gây mưng mủ, làm tăng quá trình tạo mủ tại vết thương từ đó gây ra sẹo lồi.
Các loại đồ tanh cũng là thực phẩm mà sản phụ sau sinh mổ cần tránh. Những thực phẩm như cua, cá, ốc sẽ hạn chế sự ngưng tụ của máu, cản trở đông máu sau sinh mổ khiến vết thương lâu liền da, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Các mẹ cũng cần tránh những thực phẩm có tính hàn như canh cua, rau đay, mồng tơi, bắp cải, củ cải, dưa lê sau sinh mổ.
Rau muống, lòng trắng trứng gà cũng là thực phẩm mà các mẹ sinh mổ cần kiêng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ gây sẹo lồi hoặc viêm nhiễm. Các thực phẩm dễ gây đầy hơi như đậu nành, đường, dầu ăn… cũng nên hạn chế.
Những loại thực phẩm trên mẹ hãy kiêng hoàn toàn trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, đến tháng thứ 2 có thể ăn một chút và từ tháng thứ 3 trở đi thì có thể ăn hoàn toàn bình thường.
Ngoài ra, mẹ cần tránh hoàn toàn các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh làm cho vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, cà phê, trà, hạt tiêu, ớt…
Bên cạnh đó, chị em cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Tránh việc nằm nhiều một chỗ để các cơ quan trong cơ thể nhanh chóng trở về đúng chức năng. Quan trọng nhất là nên giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ sẽ khiến chất lượng sữa tốt và có nhiều sữa cho con bú.
Xem thêm
- Quy trình sinh mổ và 10 điều trong phòng sinh mổ mẹ nên chuẩn bị tinh thần
- Sinh mổ có được ăn thịt gà không? – Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng
- Cách gọi sữa về sau sinh mổ cực nhanh lại hiệu quả để con no nê, mẹ không tốn tiền sữa bột