Mới phát hiện có thai có nên đi khám không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mới phát hiện có thai có nên đi khám không là băn khoăn của nhiều mẹ bầu, nhất là các chị em mang thai lần đầu. Thực tế, thời gian thích hợp cho việc khám thai lần đầu sẽ vào khoảng 2 tuần sau khi biết mình đã có thai. Vì thế để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết sau để nắm được thông tin mẹ nhé!

Mới phát hiện có thai có nên đi khám không?

Việc khám thai hiện nay trở nên đơn giản và phổ biến hơn rất nhiều đối với các sản phụ. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết thời gian thích hợp để khám thai. Đặc biệt là những chị em lần đầu mang thai thường hay băn khoăn trong việc này.

Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, sau khi thụ tinh thành công trong 2 tuần đầu, trứng sẽ ở lại trong tử cung khoảng 48 giờ đến 72 giờ để thực hiện hoạt động phân bào. Tiếp đó khoảng 3 ngày tiếp theo, hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung tìm địa điểm phù hợp hình thành chân giả và làm tổ. Lúc này mẹ bầu đã có thể biết mình có thai bằng cách dùng que thử thai hoặc siêu âm.

Các mẹ bầu khi biết mình có thai nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay

Vì vậy, mẹ bầu mới phát hiện có thai nên đi khám ngay. Tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất thì mẹ nên lựa chọn thời điểm thích hợp. Điều này sẽ giúp xác định chính xác các chị em có thực sự mang thai hay không và giúp kiểm tra tim thai hiệu quả. Do đó, thời gian thích hợp nhất cho lần khám thai đầu tiên sẽ vào khoảng 2 tuần sau khi biết mình đã có thai.

Cần thực hiện những gì trong lần khám thai đầu tiên?

Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm và siêu âm. Những phương pháp này giúp chẩn đoán tình trạng thai và mẹ có đang mang thai ngoài tử cung không. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh của mẹ và sức khỏe ở thời điểm hiện tại của mẹ.

Thực hiện những xét nghiệm quan trọng

Khi mẹ đến những cơ sở y tế khác nhau sẽ có những loại xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, những xét nghiệm sau đây sẽ là bắt buộc để chuẩn đoán tình trạng của mẹ bầu:

  • Xét nghiệm nhóm máu và nguy cơ thiếu máu của mẹ: Điều này giúp tìm ra có phương thức chữa trị kịp thời tránh nguy hiểm đến mẹ và thai nhi. Do thai nhi mới hình thành, nếu mẹ bị thiếu máu nguy cơ sẩy thai sẽ rất cao.
  • Xét nghiệm nồng độ HCG (Human chorionic gonadotropin): Đây là loại nội tiết tố chỉ sản sinh khi mẹ mang thai. Nên việc kiểm tra nồng độ HCG sẽ giúp bác sĩ xác định được mẹ có thai thực sự hay không.
  • Siêu âm: Đây cũng là một xét nghiệm bắt buộc để bác sĩ kiểm tra mẹ có bất kỳ dị thường nào hay không.
  • Kiểm tra nguy cơ: Để chẩn đoán những căn bệnh như HIV, AIDS, viêm gan B,... Nếu mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh về tiểu đường sẽ cần thực hiện thêm xét nghiệm tiểu đường.

Các xét nghiệm cơ bản mà mẹ bầu sẽ thực hiện kiểm tra

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiểm tra chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ

Diễn biến sức khỏe của mẹ trong thai kỳ là điều rất quan trong. Vì mẹ bầu phải chịu rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai, nhất là các chị em lần đầu sinh nở. Do đó để kiểm tra chính xác tình hình sức khoẻ, các bác sĩ sẽ thực hiện những phương pháp sau:

  • Kiểm tra cân nặng và chiều cao để có những lời khuyên về từng trường hợp khác nhau của mẹ bầu
  • Kiểm tra hệ tim mạch, huyết áp và hô hấp để tránh nguy cơ mẹ gặp tình trạng tiền sản giật.
  • Siêu âm bầu ngực và khoang bụng để kiểm tra những dị thường nếu mẹ mắc phải.
  • Biểu đồ huyết áp sẽ được lưu lại để so sánh với những lần khám thai sau.

Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi

Tiền sử khám chữa bệnh của mẹ trước khi mang thai

Trước khi đến phòng khám, các mẹ bầu cần chuẩn bị thật chi tiết về tiền sử bệnh và đã từng mắc phải. Điều này sẽ giúp kết quả của buổi xét nghiệm chính xác và hiệu quả hơn. Từ đó bác sĩ sẽ có cơ sở phân tích để đưa ra được chuẩn đoán chính xác.

  • Bệnh mãn tính mà mẹ đang hoặc đã từng mắc phải và đã điều trị dứt điểm.
  • Mẹ có từng sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện hoặc bia, rượu không?
  • Có tiền sử dị ứng hay không và các loại thuốc từng sử dụng điều trị
  • Mẹ có từng gặp vấn đề gì trong những lần mang thai trước không?
  • Người thân trong gia đình và mẹ có mắc các căn bệnh di truyền hay không?

Tiền sử bệnh của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những thông tin trên sẽ là nền tảng để bác sĩ đưa ra những chuẩn đoán chính những vấn đề mà mẹ có thể mắc phải. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị kỹ các hồ sơ khám bệnh và nhớ lại chi tiết các lần khám để có thể có kết quả chính xác nhất nhé!

Những lưu ý khi mẹ đi khám thai lần đầu tiên

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên chăm sóc sức khỏe tốt hơn vì đây là thời điểm khá nhạy cảm. Hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chế độ nghĩ ngơi để phù hợp hơn khi mang thai. Ngoài ra, 3 tháng đầu thai kỳ còn thời điểm để các bác sĩ chuẩn đoán và sàng lọc các vấn đề của thai nhi để kịp thời điều trị.

Việc lựa chọn phòng khám uy tín là hết sức cần thiết. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau khi đi khám thai lần đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nếu lần đầu mang thai, mẹ nên liệt kê ra giấy hoặc ghi vào điện thoại những thắc mắc để bác sĩ giải đáp
  • Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sẽ tư vấn cho các mẹ về tháp dinh dưỡng và chế độ nghĩ ngơi.
  • Nếu mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe kèm theo tình trạng thai nhi yếu nên yêu cầu được nhập viện để theo dõi kiểm tra.
  • Bác sĩ sẽ tư vấn các loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng phù hợp với mẹ để bổ sung dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu nên lưu lại kết quả khám lần đầu để đối chiếu và là cơ sở để bác sĩ theo dõi ở những lần khám sau.

Kết luận

Khám thai ngay sau khi mẹ biết mình đã có thai là hết sức cần thiết. Vì đây là nền móng để có một chu kỳ thai nghén khỏe mạnh. Kèm theo đó là sự phát triển tốt của thai nhi và việc sinh nở của mẹ bầu cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. Thông qua bài viết này, hy vọng các mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen