Chị em đừng vội hoang mang khi mới có thai mà vẫn xuất hiện… kinh nguyệt

Trong thời gian đầu mang thai có khoảng 15 – 25% phụ nữ có hiện tượng ra máu nhỏ giọt. Khi phôi thai được hình thành và bám vào thành tử cung, máu từ âm đạo sẽ chảy ra. Thông thường, máu báo thai xuất hiện sau khi thụ tinh được 8-12 ngày hoặc xuất hiện từ ngày thứ 2-7 trước chu kỳ kinh tiếp theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mới có thai thì có kinh nguyệt không? Câu trả lời là không. Hiện tượng kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi cơ thể chắc chắn không chứa phôi thai. Tuy nhiên thời gian đầu mang thai, cơ thể có thể ra máu vì nhiều nguyên nhân và khiến chị em nhầm lẫn là kinh nguyệt.

  • Mới có thai thì có kinh nguyệt không?
  • Những nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu khi mang thai
  • Ra máu thế nào thì cần đi khám?

Mới có thai thì có kinh nguyệt không?

Trước hết, để trả lời câu hỏi này, chị em cần hiểu rõ cơ chế xuất hiện của kinh nguyệt vào mỗi tháng. Kinh nguyệt xuất hiện khi cơ thể phụ nữ có sự thay đổi về hormone sinh dục. Trong mỗi chu kỳ nguyệt san, cơ thể phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng trong đó có 1 trứng được phóng ra. Giai đoạn này, nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và “thiết lập” cơ chế để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai.

Trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng thì lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng nêu trên. Do đó, lớp nội mạc sẽ bong ra, đào thải lượng máu nhất định qua đường âm đạo và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu. Như vậy, theo bác sĩ CK1 Dương Ngọc Vân, bệnh viện Medlatec, nếu thấy kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng tức là phụ nữ đang không có thai. Nếu chị em sau khi kiểm tra, xác định mình chắc chắn có thai nhưng vẫn thấy máu tiết ra từ cơ thể thì đó có thể xuất phát từ nguyên nhân khác.

Nếu chắc chắn có thai thì không thể có hiện tượng kinh nguyệt (Nguồn: Vinmec)

Xem thêm:

Kinh nguyệt màu đen ngày đầu có phải là dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay?

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu khi mang thai

Mới có thai thì có kinh nguyệt không? Những lý giải ở trên đã khẳng định không thể xuất hiện kinh nguyệt khi người phụ nữ đã có thai. Tuy nhiên nếu mẹ bầu vẫn ra máu khi mang thai có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

1. Máu báo thai

Trong thời gian đầu mang thai có khoảng 15 – 25% phụ nữ có hiện tượng ra máu nhỏ giọt. Khi phôi thai được hình thành và bám vào thành tử cung, máu từ âm đạo sẽ chảy ra. Thông thường, máu báo thai xuất hiện sau khi thụ tinh được 8-12 ngày hoặc xuất hiện từ ngày thứ 2-7 trước chu kỳ kinh tiếp theo. Đây là hiện tượng máu lốm đốm màu hồng hoặc nâu nhưng thường tiết ra với số lượng rất ít. Khi xuất hiện máu báo thai, phụ nữ thường kèm theo tình trạng đau bụng nhẹ nên rất dễ nhầm lẫn với đau bụng kinh. Nếu chu kỳ kinh không đều hoặc không quan sát kỹ, rất nhiều người bị nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt thông thường. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ có thể không xuất hiện máu báo thai.

Cách phân biệt máu kinh nguyệt và máu báo thai (Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một vài tip giúp các chị em có thể phân biệt máu kinh và máu báo thai như sau:

• Thời gian ra máu: Máu báo thai xuất hiện trong thời gian rất ngắn, tối đa cũng chỉ 2 ngày còn chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 3-5 ngày đến 1 tuần.

• Lượng máu: Lượng máu báo thai tương đối ít, thậm chí chỉ 1-2 giọt bám ở đáy quần lót. Trong khi đó máu kinh nguyệt nhiều, nhất là những ngày đầu chu kỳ.

• Màu sắc, tính chất: Máu bao thai thường có màu hồng, hoặc nâu, có thể là màu đỏ tươi nhưng không dính dịch nhầy hay vón cục. Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ thẫm, đỏ đen, thường có dịch nhầy và xuất hiện tình trạng vón cục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

• Mức độ đau: Máu báo thai thường không có biểu hiện đau hoặc chỉ râm ran và nhanh chóng biến mất. Còn trong thời kỳ kinh nguyệt, phần lớn chị em đều kèm theo cảm giác đau lưng, đau bụng dưới, nhiều trường hợp nôn ói vì đau dữ dội.

Xem thêm:

Có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường: Liệu có nguy hiểm?

2. Các nguyên nhân ra máu khác

Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân máu báo thai, chị em cũng có thể bị ra máu trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ vì những nguyên nhân như:

Thai ngoài tử cung

Hiện tượng thai ngoài tử cung (Nguồn: Vinmec)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Nhiễm trùng

– Sảy thai

– Xuất huyết dưới màng đệm, tụ máu dưới màng đệm

– Bệnh nguyên bào nuôi do thai nghén – tình trạng rất hiếm gặp bởi sẽ khiến tử cung chứa mô thai bất thường.

Ra máu thế nào thì cần đi khám?

Nếu đã xác định không phải là kinh nguyệt cũng như máu báo thai thì nếu gặp những trường hợp dưới đây, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Dịch âm đạo có màu đỏ tươi

– Chảy máu nhiều hoặc có cục máu đông

– Ngất xỉu, chóng mặt

– Đau dữ dội ở vùng bụng

– Đau vùng xương chậu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy, với các lý giải bên trên, mẹ bầu đã hiểu rằng một khi xác định có thai thì không thể xuất hiện kinh nguyệt. Mẹ bầu cần quan sát hiện tượng ra máu của mình về cả số lượng lẫn màu sắc và các dấu hiệu cơ thể đi kèm để kịp thời thăm khám.

Nguồn thông tin: Những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt chị em cần nắm rõ – Bệnh viện Medlatec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan