Đừng chủ quan khi con đổ mồ hôi trộm vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân mồ hôi trộm ở trẻ là hệ thần kinh của bé chưa phát triển hoàn toàn nên khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Các bệnh nguy hiểm của tình trạng này là: bệnh tim bẩm sinh, chứng ngưng thở lúc ngủ,…

Phát ban hoặc rôm sảy là nguyên nhân khiến trẻ em bị đổ mồ hôi trộm. Ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm, tình trạng này xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, đổ mồ hôi trộm cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Cùng theAsianparent Việt Nam giải mã vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bé bị đổ mồ hôi trộm

Hệ thống thần kinh trong cơ thể con người có chức năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Vì hệ thần kinh của bé sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn nên việc điều chỉnh nhiệt độ như người lớn là rất khó. Thông thường, các bé sẽ đổ mồ hôi nhiều ở đầu, tay và chân, những khu vực có nhiều tuyến mồ hôi.

Hệ thần kinh chưa phát triển nên khó kiểm soát việc tiết mồ hôi ở bé

Các bệnh nguy hiểm khi bé sơ sinh đổ mồ hôi trộm

1. Bệnh tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh thường đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Không những thế, tình trạng này còn thường xuyên xuất hiện vào ban ngày khi bé đang ăn hoặc chơi. Đổ mồ hôi trộm xảy ra do sự phát triển bất thường hoặc bị tổn thương ở tim từ khi còn trong bụng mẹ.

2. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Tình trạng này làm bé ngừng thở ít nhất 20 giây. Do đó, cơ thể bé phải làm việc nhiều hơn để lấy oxy từ môi trường nên mồ hôi tiết ra nhiều.

Triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sinh non. Nếu bị chứng ngưng thở lúc ngủ, bé sẽ có những biểu hiện như: da xanh tái, thở khò khè và đổ mồ hôi vào ban đêm.

3. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hoặc SIDS cũng là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm. Tình trạng này xảy ra do cơ thể bé bị nóng vào ban đêm khiến con khó ngủ.

Trang web của Bộ Y tế Canada có đề cập: “Vào năm 2005, trường hợp trẻ sơ sinh tử vong do SIDS là khoảng ba trẻ mỗi tuần.” Đây là một bệnh lý nguy hiểm mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hội chứng đột tử rất nguy hiểm đối với bé sơ sinh

4. Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis)

Khi ở trong phòng lạnh mà bé vẫn đổ mồ hôi thì có thể con đã mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi. Đặc trưng của tình trạng này là các triệu chứng đổ mồ hôi nhiều trên đầu, tay và chân của bé. Hội chứng tăng tiết mồ hôi không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Khi bé bị tình trạng này, bạn nên thay quần áo mỏng, thoáng mát để con cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách trị đổ mồ hôi trộm ở bé sơ sinh

Giữ nhiệt độ phòng thoải mái

Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là giữ nhiệt độ phòng dễ chịu, thoải mái. Nếu trong nhà nóng và không thông gió, trẻ sẽ dễ ra nhiều mồ hôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đồng thời, bạn có thể dùng nhiệt độ cơ thể mình để chỉnh nhiệt độ trong phòng. Nếu bạn cảm thấy nóng, con cũng sẽ cảm thấy nóng. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng máy lạnh hoặc quạt. Bạn không nên đắp chăn cho bé khi không cần thiết và sử dụng quần áo mỏng, thoải mái cho con.

Nếu trời quá nóng, bé có nguy cơ bị hội chứng đột tử. Các bậc phụ huynh cần lưu ý vấn đề này.

Cho bé uống đủ nước hoặc sữa

Bạn cần đảm bảo sữa mẹ hoặc sữa công thức được cung cấp đầy đủ cho con trước khi đi ngủ. Bé có khả năng bị đổ mồ hôi do thiếu chất lỏng khi ngủ vào ban đêm. Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho bé uống nước với một lượng phù hợp.

Cho bé uống đủ sữa để giảm ra mồ hôi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gọi bác sĩ

Nếu đã thực hiện những cách trên mà tình trạng đổ mồ hôi vẫn không giảm, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu bé ra mồ hôi nhiều, nghiến răng, ngáy và dập đầu.

Bài viết trên đã cung cấp nguyên nhân bé bị đổ mồ hôi trộm. Nếu con có các biểu hiện bất thường, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Theo theAsianparent Indonesia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le