Mổ đẻ xong bị đau bụng dưới là tình trạng dễ gặp ở các mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được và hiểu rõ cơn đau bụng sau sinh mổ đến từ đâu. Hãy cùng nhau tìm hiểu về các nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bụng dưới sau sinh nhé!
Đau bụng do sinh mổ là gì?
Đối với việc sinh sản ở phụ nữ, dù là sinh theo cách tự nhiên hay phương pháp sinh mổ thì cơn đau sau sinh là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những mẹ chọn phương pháp sinh mổ sẽ có cơn đau nặng hơn do phần tử cung và bụng dưới bị tổn thương nghiêm trọng.
Những cơn đau bụng dưới do sinh mổ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tử cung co thắt hoặc mẹ vận động mạnh. Nhưng ở một số trường hợp, mẹ bị đau bụng dưới sau sinh kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện bất thường. Lúc này gia đình nên đưa mẹ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp. Từ đó có hướng xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ sau sinh.
Mổ đẻ xong bị đau bụng dưới nguyên nhân do đâu?
1. Co thắt tử cung sau sinh
Sau khi trải qua quá trình sinh nở, tử cung của mẹ sẽ dần dần thu nhỏ lại như kích thước ban đầu. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu chọn sinh mổ sẽ trải qua nhiều điểm khác biệt. Trong quá trình sinh, bác sĩ sẽ tiến hành rạch phần tử cung để bắt em bé ra. Vết thương ở tử cung kèm theo những cơn co thắt để thu nhỏ kích thước lại sẽ gây nên những cơn đau bụng dưới. Ngoài ra, các sợi cơ ở tử cung khi co thắt sẽ gây áp lực đè lên những dây thần kinh ở khu vực này gây đau bụng. Do đó đẻ mổ xong bị đau bụng dưới được “ví von” đau gấp 10 lần cơn đau bụng kinh nguyệt.
2. Nhiễm trùng vết mổ
Việc chăm sóc và giữ gìn vết mổ của mẹ sau sinh là điều rất cần thiết sau sinh. Vì vết mổ bên ngoài bụng dưới sẽ mất khoảng 2 đến 3 tuần để có thể lành lại. Nếu như sau sinh, bạn thấy vết mổ sưng tấy, chảy dịch, đỏ vùng da xung quanh, đau nhức,… thì có thể vết mổ của mẹ có thể đã bị nhiễm trùng. Trường hợp này mẹ cần đến ngay trung bệnh viện để các bác sĩ chữa trị kịp thời. Nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử vết thương và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho mẹ.
3. Viêm nhiễm đường tiết niệu
Khi thai nhi lớn dần theo tuổi thai đồng nghĩa với tử cung sẽ phình to ra để phù hợp với kích thước của thai nhi. Khi này, tử cung sẽ chèn ép bàng quang khiến nước tiểu bị ứ tắc kho đưa ra ngoài. Điều này sẽ gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu ở mẹ sau sinh. Không chỉ mẹ sinh mổ mà mẹ sinh thường cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
4. Tử cung dính vào ruột
Sau khi sinh, vết mổ ở tử cung sẽ lành dần lại theo thời gian. Nhưng trong quá trình này sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng tử cung bị dính vào ruột. Tình trạng này hết sức nguy hiểm, nếu mẹ cảm thấy đau bụng dưới kèm theo những biểu hiện bất thường như chuột rút, đầy hơi, ói mửa, sưng bụng, táo bón… Mẹ cần đến ngay các bệnh viện lớn để các bác sĩ thực hiện siêu âm khoang bụng kiểm tra tình trạng cụ thể. Tránh để tình trạng này lâu có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của mẹ những lần mang thai sau.
5. Giãn dây chằng tự nhiên
Trong suốt thai kỳ, dây chằng và xương chậu sẽ giãn ra tối đa để chống đỡ cơ thể. Tuy nhiên sau khi sinh, các bộ phận này sẽ chưa thể phục hồi lại như cũ ngay được. Tương tự như co thắt tử cung, dây chằng cũng sẽ bắt đầu co rút lại như ban đầu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bị đau bụng dưới sau khi sinh.
6. Ứ đọng sản dịch
Trải qua quá trình sinh nở là thử thách khó khăn hơn bao giờ hết đối với các mẹ bầu. Mặc dù đã sinh xong, nhưng trong tử cung của mẹ vẫn còn sót lại một phần sản dịch. Tử cung sẽ liên tục co bóp để đẩy lượng sản dịch này ra bên ngoài nên sẽ hình thành những cơn đau bụng dưới. Mặc dù lượng sản dịch này không nhiều, nhưng nếu đẩy ra ngoài sẽ gây ứ tắc tử cung, nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ.
Các cách phòng ngừa đau bụng dưới sau sinh hiệu quả
Cơn đau bụng dưới sau sinh sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến tinh thần của mẹ. Để phòng ngừa và giảm tình trạng đau bụng dưới. Mẹ có thể tham khảo một số cách sau để giúp giảm đau nhé!
- Mẹ nên uống nhiều nước và đi tiểu nhiều tránh tình trạng viêm bàng quang.
- Nếu cơn đau nặng, mẹ có thể sử dụng túi chườm ấm để giúp giảm đau phần nào.
- Ăn nhiều trái cây để bổ sung các loại vitamin cần thiết. Giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của các vết thương bên trong lẫn bên ngoài. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây sẽ giúp mẹ đẩy lùi tình trạng táo bón sau sinh.
- Mẹ có thể nằm ngửa và kê một chiếc gối mỏng dưới lưng (phần bụng dưới). Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giúp cơn đau khuyên giảm nhanh chóng.
- Sử dụng thuốc giảm đau nhưng phải có chỉ định cụ thể liều dùng từ bác sĩ chuyên môn. Tránh lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng kết
Cơn đau bụng dưới là việc khó tránh khỏi ở mẹ sinh thường và sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ nên hiểu rõ nguồn gốc cơn đau để có hướng điều trị kịp thời. Tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ sau sinh. Thông qua bài viết này, hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức về cơn đau bụng dưới sau sinh mổ và biết thêm những cách để phòng ngừa cũng như hỗ trợ cơn đau khuyên giảm nhé.
Xem thêm:
- Các loại trái cây đảm bảo dưỡng chất cho mẹ sau sinh
- Bí đỏ và lợi ích về sức khỏe cho bà bầu
- Ăn được cá gì để mau lại sức và có nhiều sữa cho con bú?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!