6 mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh ba mẹ có thể dễ dàng áp dụng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh rất đa dạng và dễ thực hiện cho mẹ. Ví dụ như dùng lá ngót, sữa chua, lá trà xanh, dầu dừa, nước muối,...Hãy đọc và chọn một cách phù hợp nhất cho bé nhé.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Quận Bình ThạnhTP.HCM.

Câu hỏi: Làm sao để con không bị tưa lưỡi? Rau ngót, lá hẹ và trà xanh có hiệu quả và an toàn khi trị tưa lưỡi cho bé hay không? Cách vệ sinh lưỡi và nướu trẻ sơ sinh để tránh bệnh là gì?

Trả lời:

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi, họng và có thể là cả thực quản bị nhiễm nấm candida gây nên tình trạng xuất hiện những màng giả mạc màu trắng bám chắc trên bề mặt lưỡi họng gây đau rát, chảy máu khi cọ xát mạnh.

Để phòng ngừa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho trẻ, nhất là sau khi bú và ăn, có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước ấm vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, sử dụng vật dụng cá nhân dành riêng cho trẻ, thường xuyên giặt và làm sạch để phòng ngừa nấm phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rau ngót, lá hẹ và trà xanh là những mẹo hay và an toàn điều trị tưa lưỡi cho bé tại nhà. Bên cạnh đó, bà mẹ cần biết cách vệ sinh lưỡi và nướu cho trẻ sơ sinh đúng cách: 

  1. Rửa tay sạch.
  2. Đặt trẻ nằm trên giường hay bế trẻ
  3. Quấn gạc quanh ngón trỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống
  4. Nhúng ẩm gạc bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội
  5. Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng
  6. Nhẹ nhàng lau vòm miệng và massage nướu trẻ trước
  7. Đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi kéo ra phía ngoài để loại bỏ cặn sữa.
  8. Vệ sinh miệng thực hiện đều đặn ngày 2 lần.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách sẽ giúp trẻ sơ sinh phòng tránh được tưa lưỡi và các bệnh lý răng miệng khác.

Bệnh tưa lưỡi là gì?

Tưa lưỡi còn được biết đến với những tên khác như nấm miệng, nấm lưỡi,…Bệnh gây ra bởi nấm men có tên là Candida albicans.

Khi mắc bệnh, những chấm trắng giống như cặn sữa sẽ xuất hiện trên lưỡi. Sau đó phát triển nhanh và ăn sâu vào lớp niêm mạc lưỡi, vòm họng hình thành nên các mảng giả mạc rộng gây đau khó chịu, khó bóc, bóc dễ chảy máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh tưa lưỡi có thể gặp phải ở mọi lức tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ nhỏ từ 9-10 tuổi, có trường hợp cá biệt tận 15 tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị tưa lưỡi

  • Hệ thống miễn dịch của bé yếu bẩm sinh hoặc do bị bệnh ung thư hay HIV,…
  • Bé có đang sử dụng kháng sinh hay corticoid để điều trị bệnh
  • Mẹ bị nhiễm nấm âm đạo trong quá trình mang thai và truyền cho con trong quá trình sinh nở.
  • Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thì người mẹ bị nhiễm trùng nấm men vùng vú hoặc núm vú, và những loại nấm này truyền qua con khi bé bú.
  • Hội chứng Raynaud hay bệnh chàm cũng có thể là nguy cơ cao khiến trẻ bị tưa lưỡi.

Các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị nấm lưỡi

  • Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc ngả màu vàng trên má, lưỡi, nướu hoặc môi của bé
  • Có thể chảy máu nhẹ nếu có vết sưng
  • Bé có biểu hiện bị đau nhức hoặc nóng rát trong miệng
  • Da khô, nứt nẻ ở khóe miệng
  • Những dấu hiệu trên khiến con bị tổn thương dẫn đến khó chịu, gây khó khăn khi trẻ bú hoặc quấy khóc.

Mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

1. Sử dụng rau ngót

Những điều cần biết về mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh này

  • Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nước rau ngót còn giúp loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bé một cách hiệu quả, an toàn.
  • Chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, vì rau ngót có thể gây kích thích đường ruột, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần thậm chí là ngộ độc cho trẻ.

Cách thực hiện

  • Lấy 1 nắm lá rau ngót rửa thật sạch, đun sôi với nước muối loãng.
  • Đợi nước nguội bớt thì nghiền nát lá ngót rồi lọc lấy nước
  • Dùng nước này để rơ lưỡi bé vào buổi sáng và tối.

2. Mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng lá hẹ khá an toàn

  • Lá hẹ rửa sạch và đập dập
  • Cho ít nước sôi vào khuấy đều, lọc lấy nước.
  • Dùng nước đó rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày, sáng và tối.

3. Sử dụng lá trà xanh

Những điều cần biết về mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh này

  • Lá trà xanh giúp sát khuẩn tự nhiên cho nên rất tốt để trị tưa lưỡi cho bé
  • Chỉ thích hợp cho bé từ 6 tháng trở lên.

Cách thực hiện

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Rửa sạch lá trà xanh
  • Đun sôi với nước sạch cùng vài hạt muối khoảng vài phút cho lá trà phai ra.
  • Sau đó, để nước trà nguội bớt, rồi lấy nước này rơ lưỡi cho bé hàng ngày.

4. Sử dụng muối là mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Muối không chỉ hoạt động như một chất khử trùng mà còn có thể làm dịu các triệu chứng của tưa miệng.

Cách thực hiện

  • Hòa tan nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm để thành hỗn hợp nước muối; hoặc mua nước muối sinh lý
  • Nhẹ nhàng sơn các vết thương bằng dung dịch nước muối này bằng tăm bông.

5. Dầu dừa

Nhờ một thành phần trong dầu dừa là axit caprylic có thể giúp chữa tưa miệng ở trẻ sơ sinh. Dùng tăm bông thoa lên các mảng trắng trong vùng lưỡi của con. Tuy nhiên, mẹ bỉm nên đảm bảo con không bị dị ứng với dầu dừa trước nhé.

6. Mẹo trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng sữa chua

Sữa chua tự nhiên chứa đầy vi khuẩn “lành mạnh” được gọi là men vi sinh, có thể tạo ra sự cân bằng men trong miệng của con. Điều này có thể ngăn chặn tưa miệng lây lan một cách hiệu quả.

Hãy cho con ăn sữa chua tự nhiên, không thêm hương vị và không có đường nhé. Vì Candida albicans, vi khuẩn gây nhiễm trùng nấm men, rất thích đường. Nếu con còn quá nhỏ để ăn sữa chua, hãy thử dùng tăm bông thoa lên cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì là mẹo nên những phương pháp trên không đảm bảo 100% hiệu quả. Trong trường hợp đã áp dụng hầu như gần hết những mẹo trên mà bé vẫn không khá hơn, thì ba mẹ nên đưa con đi bác sĩ để được thăm khám nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu