Mẹo dân gian trị ọc sữa giúp giảm các hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các bà mẹ nuôi con dưới một tuổi đều không xa lạ với hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ nôn trớ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm dân gian giúp hạn chế hiện tượng này cho mẹ tham khảo.
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị nôn trớ, đặc biệt là trong những tần đầu sau sinh. Thông thường, hiện tượng nôn trớ sẽ tự hết sau 6-24 tiếng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nôn trớ cũng là biểu hiện của bệnh lý nào đó.
Chính vì thế, trường hợp bé nôn trớ kèm theo những dấu hiệu như:
- Đau bụng
- Bụng bé trướng to
- Bé có hiện tượng co giật
- Nôn trở liên tục và kéo dài trong 24 tiếng
- Bãi nôn của bé xuất hiện máu, màu xanh-vàng
- Bé có dấu hiệu mất nước, ít nước mắt, ít đi tiểu…
Lúc này mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lời khuyên của bác sỹ
Theo lời khuyên của các bác sỹ nhi, hiện tượng này xảy ra ở bé sơ sinh ngay trong tháng đầu tiên là do bé thiếu vitamin D và Canxi. Nhưng nhiều bậc phụ huynh thấy bé vặn đỏ cả người, trớ sữa thì lại nghĩ rằng con đang khó chịu, bị sài đẹn hoặc ngứa ngay do mọc lông măng.
Trong tháng đầu tiên mới sinh ra, xương bé cần phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi lớn. Nhưng sau khi bé rời khỏi bụng mẹ, cắt dây rốn, lượng canxi từ mẹ sang con bị mất đột ngột, nguồn cung cấp canxi từ bên ngoài vào chỉ thông qua con đường sữa lại thiếu.
Nhiều gia đình còn kiêng khem cho con chuyện tránh gió, tránh nắng, không cho con tắm nắng, dẫn đến thiếu vitamin D và không hấp thụ được canxi.
Mẹo dân gian trị ọc sữa hiệu quả dành cho bé
Mật ong hấp gừng
Dùng nước dừng tươi đã được đun sôi để nguội cho bé uống sẽ làm ấm toàn thân và phổi của bé. Gừng còn giúp ấm tùy vị, giảm ọc sữa nôn trớ cho con.
Hoặc mẹ có thể kết hợp dùng mật ong hấp gừng. Cho khoảng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và vài lát gừng vào chén, chưng cách thủy, cho trẻ dùng hỗn hợp này nhiều lần trong ngày.
Đây là một phương thuốc hữu hiệu là giảm tình trạng ho và đau rát cổ họng ở bé.
Lá húng chanh
Giã dập lá, ngâm trong 10ml nước sôi cho ngấm rồi cho bé uống nhiều ngụm nhỏ. Tinh dầu trong lá có tác dụng hỗ trợ điều trị nôn trớ kèm ho rất hiệu quả.
Giá đỗ hoặc tía tô
Đem một trong 2 loại nguyên liệu tự nhiên này luộc với nước lọc, để nguội và cho bé uống nhiều lần. 2 loại này có tác dụng đánh tan đờm trong cổ họng của con. Giúp bé dễ chịu và ăn uống dễ dàng hơn.
Gạo lứt
Lấy 7 hạt gạo lứt (đối với bé trai), 9 hạt gạo lứt (đối với bé gái), đốt hay rang cháy, bỏ vào nửa tách nước ấm và nửa chén sữa, sắc còn phân nửa. Cho uống vài lần trẻ sẽ hết chứng ọc sữa.
Một số lưu ý khác
- Ho đôi khi là nguyên nhân của viêm họng nên tránh cho bé ngủ máy lạnh. Bố mẹ hãy giữ nhà cửa thông thoáng và giữ phòng ốc sạch sẽ thoáng mát.
- Chia nhỏ các lần bú cho con, thay vì ép trẻ bú nhiều trong 1 lần thì hãy giãn cách thời gian bú cho con từ 2 – 4 tiếng, mỗi lần bú tối đa 30 phút.
- Sau khi cho bé bú, mẹ cần được bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Mẹ nên lưu ý vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.
Hy vọng với những mẹo dân gian trị ọc sữa trên đây, mẹ sẽ không còn đau đầu và xót ruột mỗi lần bé bị nôn trớ nữa.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh hay nôn trớ – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ tại nhà
- Các quy tắc về cách bế bé sơ sinh trong năm đầu đời bố mẹ cần nắm vững