Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh giúp con hết khó chịu và tăng cân khỏe mạnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh không hề khó như ba mẹ nghĩ. Hãy xem đâu là cách giúp con hết trớ khó chịu nhé!

Hầu hết các bé sơ sinh thường bị nôn trớ nhất là ở những tuần đầu sau sinh, bé vừa ăn no hoặc vặn người sẽ xảy ra nôn trớ. Hiện tượng nôn trớ thường tự hết sau mỗi 6 – 24 tiếng mà không cần được điều trị đặc biệt. Thế nên, chỉ cần bé khỏe mạnh và tiếp tục tăng cân, mẹ không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, nôn trớ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bé có vấn đề. Vậy nên, hãy để ý con một chút nhé.

Khi nào nên lo lắng về tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh?

Nên nhớ, nôn trớ ở bé là chuyện bình thường. Không chỉ ở mức độ sơ sinh, những bé lớn hơn một chút cũng có thể xảy ra hiện tượng này. Sẽ không có gì đáng lo nếu bé không có những biểu hiện đi kèm.

Vậy nên, nếu có những dấu hiệu sau đây kết hợp với việc bé nôn trớ, bố mẹ cần cẩn thận nhé.

Cẩn trọng khi con nôn trớ liên tục

- Trẻ dưới 12 tuần tuổi nhưng bị nôn nhiều hơn một lần

- Môi khô tróc, ít nước mắt, bé ít tiểu đây là những dấu hiệu bị thiếu nước

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Bé vừa nôn trớ đi kèm với sốt cao, phát ban, co giật, khó thở

- Khi nôn trớ có ra máu, mật

- Nôn trớ liên tục trong 24 tiếng đồng hồ

- Trẻ bị trướng bụng, tiêu chảy

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Nhìn ốm yếu xanh lao, không hoạt bát

- Bé bị đau bụng quằn quại

- Bụng bé trướng to

- Nôn trớ xong lại rơi vào trạng thái lơ mơ hay bị kích thích tinh thần

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Bé có hiện tượng co giật

Nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ. Nhưng về cơ bản, có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.

Nôn trớ sinh lý

Bé nôn trớ do dạ dày của bé nằm ngang. Hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện. Cơ thắt tâm vị yếu. Bé sẽ tự động hết nôn trớ sinh lý khi được 12-18 tháng tuổi. Con cũng có thể bị nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, ho, khóc quấy kéo dài.

Không có gì quá lạ khi bé nôn trớ

Thực tế, nguyên nhân lớn khiến bé nôn trớ là do chế độ chăm sóc chưa đúng cách như: Mùi vị các loại thức ăn không thích hợp, bị ép ăn nên sợ ăn, khi ăn có phản xạ nôn; bé ăn phải những thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng; cách cho trẻ ăn hay bú không đúng…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nôn trớ bệnh lí

Xảy ra khi bé gặp bất thường như tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị và nhiều bệnh lý, viêm nhiễm đường tiêu hóa, đường hô hấp. Lúc này, bé thường nôn trớ kèm theo bụng chướng, đau bụng quằn quại, nôn và co giật. Đôi khi xuất hiện máu khi nôn trớ. Mẹ cần cho bé khám bác sĩ để được khám và điều trị

Mẹ cần quan sát kỹ triệu chứng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Khi bé bị nôn trớ, việc đầu tiên mẹ cần làm là bình tĩnh. Tiếp theo, mẹ hãy làm những cách sau đây:

Vỗ cho con ợ hơi sau ăn để con đỡ nôn trớ

- Bế bé thẳng người để tránh bị nôn trớ ra tiếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Lấy khăn mềm lau sạch sữa ở mũi bé. Đợi một lúc mới cho bé bình tĩnh rồi mới bú tiếp.

- Nếu bé có dấu hiệu khó thở, mặt mũi tím tái mẹ cần hút sữa khỏi mũi và miệng bé để bé dễ thở.

- Trường hợp vẫn khó thở cần lật ngược người bé, để đầu con cúi xuống đất. Sau đó mẹ dùng tay vỗ nhẹ lưng bé, 5 cái/lần

- Nếu bé đã ngừng nôn trớ, mẹ hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 – 60 phút

- Trường hợp bé tiếp tục trớ, mẹ hãy cho bé uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ. Sau đó, khi bé ngừng nôn trớ, mẹ hãy cho bé bú với số lượng tăng dần từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.

- Sau 12 – 24 giờ mà bé không còn nôn, mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường

- Nếu vẫn chưa thở được, mẹ cần hô hấp nhân tạo cho trẻ và đưa đến bệnh viện để bác sĩ sơ cứu.

- Cho bé mặc càng thoáng càng tốt và nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng cho cho bé ăn hay bú.

Lời kết

Đừng quá hoảng hốt khi con bị trớ

Có nhiều mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết. Có cách đơn giản, có cách phức tạp hơn. Và cũng có nhiều dấu hiệu kết hợp với nôn trớ khiến cho trẻ sơ sinh có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe và tính mạng. Vậy nên, đừng chủ quan khi con bị nôn trớ. Hãy theo dõi con thật sát sao nhé.

Xem thêm:

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời – Bước quan trọng giúp bé không quấy khóc và nôn trớ

Mẹ có biết vì sao trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ?

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ Nguyên nhân và cách khắc phục

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE