4 mẹo chăm bé sơ sinh quan trọng cho 3 tháng đầu đời để mẹ đỡ mệt, con dễ nuôi

3 tháng đầu tiên luôn là giai đoạn vất vả nhất đối với tất cả các bà mẹ. Chúng mình còn lạ lẫm với nhau, làm sao biết được khi nào con đói, con khóc vì gì, làm sao để con không cáu gắt, ngủ ngon? Nếu biết những mẹo chăm trẻ sơ sinh hẳn mẹ sẽ không còn cảm thấy quá hoang mang hay bỡ ngỡ trong hành trình làm mẹ. Đó là những gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo chăm bé sơ sinh là điều mẹ nào cũng quan tâm. Trẻ sơ sinh chỉ có thể biểu hiện cảm xúc và nhu cầu qua tiếng khóc, mẹ phân biệt tiếng khóc của con thế nào? Khi nào thì bé buồn ngủ?… Mời các mẹ đọc những nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết:

  • Tìm hiểu tiếng khóc của con
  • Dấu hiệu con buồn ngủ
  • Cho bé ăn đúng cách
  • Chăm sóc da cho bé

Mẹ nhớ tìm hiểu về tiếng khóc của con – Mẹo chăm bé sơ sinh quan trọng và cần thiết đầu tiên

Với những ai lần đầu làm mẹ, tiếng khóc của trẻ giống như còi báo động, thường làm mẹ cuống quýt hết cả lên. Bản năng người mẹ hầu hết sẽ phản ứng rằng, con đói, con cần được ti, con cần ăn thêm sữa.

Nhưng lạ chưa, sao ăn xong rồi con vẫn khóc, thậm chí là khóc to hơn nữa. Lúc này thì hầu hết các mẹ sẽ hoảng hốt tưởng rằng con bệnh tật hay có gì đó bất thường.

Cần hiểu tiếng khóc của con để đoán đúng nhu cầu của bé (Nguồn ảnh: unsplash)

Vậy nên mẹ cần nắm vững sự khác biệt trong tiếng khóc của con để biết được con cần gì nhất và điều gì có thể giúp con dễ chịu hơn.

Mẹ có thể quan tâm:

11 quy tắc bố mẹ phải tuân thủ tuyệt đối khi chăm trẻ sơ sinh

Con khóc vì đói

Tiếng khóc thường lặp đi lặp lại, càng lúc càng to và đôi khi nghe hơi hoang dại. Tay bé sẽ quơ cào khắp nơi hoặc thậm chí là đút tay vào miệng và mút chùn chụt. Nếu bế bé lên, bé sẽ quay đầu về hướng có ti mẹ và rúc đầu tìm kiếm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Video tham khảo về tiếng khóc báo hiệu con đói:

Con khóc vì đầy hơi

Thường xuất hiện ngay sau khi con ăn xong. Tiếng khóc chói tai kết hợp với đầu gối con co lên đến ngực và con sẽ ưỡn lưng ra sau.

Con khóc vì khó chịu, đau bụng

Tiếng khóc to, đều đều và kéo dài hàng giờ trong ngày.

Con khóc vì buồn ngủ

Hầu hết sẽ giống như tiếng khóc của người đang cáu kỉnh. Tiếng khóc không cao, thường ngắt quãng. Ngoài ra con sẽ dụi mắt, mút tay hoặc mắt lờ đờ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực sự con chỉ muốn mút mát đầu ti mẹ

Khác với khóc to khi đói, cảm giác muốn mút mát ti mẹ chỉ là tiếng khóc nhỏ, rên rỉ, bé sẽ mút tay hoặc mút chùn chụt. Đây là lúc mẹ thường dễ nhầm lẫn rằng con đang đói.

Vì vậy, khi nghe thấy tiếng bé khóc, mẹ đừng quên thực hiện các bước sau:

  • Lên tiếng đáp lại tiếng khóc của con để con được trấn an.
  • Kiểm tra tã bỉm xem bé có khó chịu vì ẩm ướt hay không.
  • Bế bé lên vỗ ợ hơi.
  • Nhớ xem con bú cách đây bao lâu.
  • Kết hợp với ý nghĩa của tiếng khóc như trên để đáp ứng nhu cầu của bé sao cho phù hợp nhất.

Nhận biết dấu hiệu con buồn ngủ để tránh bé bị gắt ngủ – Mẹo chăm bé sơ sinh cần thiết không kém

Một trong các vấn đề nhiều mẹ thấy khó nhất là làm sao cho con đi ngủ mà không gắt ngủ. Làm thế nào để biết đã đến giờ đi ngủ của bé để tránh tình trạng con gào khóc, rồi cuối cùng là ngủ được một tí lại tỉnh dậy khóc tiếp.

Ngáp là tín hiệu bé buồn ngủ (Nguồn ảnh: unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây chính là nguyên nhân quan trọng để mẹ bắt buộc phải tìm hiểu và nắm vững về tín hiệu buồn ngủ của bé sơ sinh trong năm đầu đời, giúp con dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Mẹ cần biết rằng con buồn ngủ sẽ phải trải qua 3 giai đoạn:

  • Tín hiệu buồn ngủ sớm: Mắt lờ đờ, nhìn chằm chằm vô định vào một điểm, quay đầu khỏi nơi có ánh sáng hoặc tiếng động mạnh. Nếu mẹ nhận ra tín hiệu này và cho con đi ngủ luôn thì bé sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều hoặc thậm chí ngủ luôn mà không cần vỗ về gì.

Mẹo chăm bé sơ sinh thông qua nhận biết dấu hiệu buồn ngủ của bé

  • Tín hiệu buồn ngủ vừa (nghĩa là đã hơi gắt ngủ rồi): Con sẽ ngáp, cau có, hắt hơi, giật tai, vò tai.
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo chăm bé sơ sinh thông qua nhận biết dấu hiệu con buồn ngủ

  • Tín hiệu buồn ngủ muộn (con đã rất mệt và buồn ngủ quá mức): Bé ưỡn lưng, khóc theo kiểu cáu kỉnh, gắt gỏng. Đặt bé vào giường con sẽ ngủ nhưng 20-30 phút sau lại tỉnh dậy và khóc tiếp. Đây chính là giai đoạn bé buồn ngủ nhưng không thể ngủ được.

Mẹo chăm bé sơ sinh thông qua nhận biết dấu hiệu buồn ngủ của bé

Dựa trên các dấu hiệu này, mẹ cần cố gắng cho bé đi ngủ ngay khi xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ của giai đoạn sớm, khi đó bé sẽ chìm vào giấc nhanh chóng mà mẹ không khổ sở vì con gắt ngủ.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa vì nó có thể để lại di chứng nặng nề như tổn thương não, ngừng tim, viêm phổi

Cho bé ăn đúng cách để phòng tránh nôn trớ, ọc sữa tốt nhất 

Hiện tượng ọc sữa thường xuất hiện khá phổ biến với hơn 80% trẻ sơ sinh. Mẹ nào có con bị ọc sữa bệnh lý thì thường phải nuôi con khá vất vả. Ăn rồi lại trớ ra, lau dọn cho con xong thì lại đến bữa tiếp theo của con. Đây đúng là ác mộng với mẹ chăm bé sơ sinh.

Mẹ có thể áp dụng các cách sau đây để giúp cải thiện tình hình ọc sữa cho bé được tốt hơn:

  • Chia bữa sữa của con ra làm nhiều lần và mỗi lần chỉ một lượng vừa phải. Hoặc trong cùng một bữa, mẹ đừng để bé ăn sữa liên tục mà nên để con ăn – nghỉ xen kẽ nhau.
  • Không được để bé nằm thẳng ra giường sau khi ăn.

Ăn xong mẹ nên vỗ ợ hơi cho con bằng 2 tư thế như sau:

  • Tư thế bế nằm sấp trên đòn cánh tay của bố hoặc mẹ (thích hợp với những bố mẹ có cánh tay chắc khỏe).
  • Bế vác bé. Để bé nằm song song dọc theo thân người mẹ, đầu dựa vào vai mẹ. Một tay đỡ đầu và cổ bé. Tay kia thực hiện vỗ ợ hơi.

Bế vác để vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú (Nguồn ảnh: unsplash)

Khi vỗ ợ hơi cho bé, mẹ cần khum tay vào và vỗ sao cho tạo ra tiếng nghe như “bồm bộp”. Khi khí được đẩy ra ngoài, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé ợ hoặc thậm chí còn một chút cặn sữa trào ra. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Với các bé thường xuyên bị nôn trớ, mẹ có thể thay động tác vỗ bằng cách vuốt dọc theo sống lưng. Sau khi đã vỗ ơ hơi và thấy con dễ chịu, thoải mái rồi, mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn.

Lưu ý: Với các bé bú bình, mẹ nên vỗ ợ hơi giữa bữa ăn và sau bữa ăn. Thời gian vỗ ợ hơi với trẻ sẽ lâu hơn so với bé bú sữa mẹ.

Chăm sóc da cho bé

Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ Sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long khuyên mẹ chú trọng việc chăm sóc da cho bé vì làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương:

  • Chọn mua quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ hết nhãn mác để tránh làm bé bị trầy xước
  • Chọn các sản phẩm sữa tắm, nước giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh
  • Thay bỉm cho bé sau mỗi 3-4 giờ, thay ngay sau khi bé ị. Chọn loại bỉm có kích cỡ phù hợp với bé. Vệ sinh vùng mông bé thật sạch sẽ và khô thoáng trước khi đóng bỉm mới
  • Giữ môi trường xung quanh bé thông thoáng, sạch sẽ, không có khói bụi
  • Giữ cho da bé có độ ẩm thích hợp, dùng kem dưỡng da loại dành riêng cho trẻ sơ sinh ở những vùng da khô hay bong tróc…

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Bài viết của

Minh Hương