Mẹ và vợ mâu thuẫn! Xử lý ra sao để dã hoà vi quý cả hai bên?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ và vợ mâu thuẫn trong gia đình từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn có thể khiến đấng mày râu đứng giữa và đau đầu? Giải quyết như thế nào để trọn vẹn cả hai bên?

Mẹ là người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, che chở bạn từ khi mới lọt lòng. Và đương nhiên, trên ai hết, mẹ luôn là người mong bạn được hạnh phúc. Vợ là người bạn đời mà bạn chọn, và tất nhiên sẽ về chung mái nhà để xây dựng tổ ấm với bạn. Cả hai người phụ nữ đều đúng từ quan điểm cá nhân của họ. Mỗi người đều có cái lý riêng để cho rằng họ hiểu về tâm lý và nhu cầu của bạn và những gì họ làm là đúng, cho hạnh phúc của chàng trai.

Hãy thấu hiểu cho tâm lý của hai người phụ nữ

Sau khi kết hôn, ưu tiên thay đổi. Bây giờ chàng trai đã có vợ. Bạn có thể vẫn muốn sát cánh cùng mẹ trong mọi việc như trước kia nhưng hiển nhiên giờ đây phải san sẻ thêm thời gian cho người bạn đời. Và đương nhiên, đối với mẹ, dù muốn hay không, thì đây vẫn là một sự thay đổi rất lớn.

Theo văn hoá Á Đông, thường người vợ sẽ về ở chung với nhà chồng. Mẹ bạn đang chứng kiến ​​những thay đổi trong chính ngôi nhà của mình mà bà đã xây dựng hàng chục năm. Và hơn thế nữa, đôi khi bà cảm thấy cô đơn vì con trai đã có một người phụ nữ khác, ngoài mẹ.

Còn vợ, dù tự nguyện, nhưng xét cho cùng cô ấy phải rời xa ngôi nhà yêu thương, phải hoà nhập với một môi trường sống mới, và lại không phải là nhà riêng của chính mình. Do đó, đôi khi việc chưa hoà hợp về lối sống, cách suy nghĩ với chính bạn, hay mẹ chồng và các thành viên khác trong gia đình là điều khó tránh khỏi.

Và khi “lệch pha nhau”, tình trạng mẹ và vợ mâu thuẫn sẽ khiến bạn đứng ở thế trung gian khó xử. Trước khi phân xử ai đúng, ai sai, hãy thấu hiểu và đồng cảm với diễn biến tâm lý và cảm xúc của hai người phụ nữ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trò chuyện với từng người khi mẹ và vợ mâu thuẫn

Trước khi đứng ra giải quyết căng thẳng giữa hai “chí tuyến”, có lẽ bạn sẽ cần phải nghe tâm sự và giải bày từ từng người. Hãy nghe mẹ “càm ràm” về vợ một tý, với một tâm lý nghe để thấu hiểu. Đồng thời sau đó, đừng quên hỏi và tìm rõ nguyên nhân sâu xa về việc đã xảy ra, điểm nào khiến mẹ phật lòng và vì sao lại như thế.

Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, tâm lý buồn tủi và bất an có thể hiện diện trong mẹ của bạn, và đây có thể là nguồn cơn chính của những mâu thuẫn tuy nhỏ. Hãy tận dụng cơ hội này để bày tỏ cho mẹ biết, mẹ không hề đánh mất bạn vào tay một người phụ nữ khác và không giữ vị trí quan trọng đó trong cuộc đời bạn. Đây là một “nước cờ” lùi để tiến.

Song song, hãy nghe vợ tỉ tê, trải lòng về mâu thuẫn giữa mẹ và vợ. Vì sao cô ấy lại hành xử như thế? Chuyện xảy ra như thế nào? Vì sao câu chuyện lại căng thẳng?

Mỗi câu chuyện đều có nhiều góc nhìn và hướng giải quyết, hãy khách quan nhất có thể, đặc biệt bạn đang đứng giữa mẹ và vợ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không khuyến khích phàn nàn khi giải quyết mẫu thuẫn giữa mẹ và vợ

Sau khi đã nghe giải bày, hãy ngồi lại với hai người phụ nữ và đóng vai trò trung gian hoà giải. Điều quan trọng cần nhớ là không khuyến khích và dừng ngay khi người này có dấu hiệu phàn nàn hay đả kích người còn lại. Hãy duy trì một giọng điệu trung lập.

Nếu vợ nói “Mẹ luôn khó chịu và tìm cách gây gổ”, đừng nói “Tại sao mẹ lại như vậy?”. Khuyến khích người này phàn nàn hay/và đả kích về người kia sẽ khiến bạn mất đi sự kiên nhẫn và sự vững tâm. Hãy tưởng tượng bạn phải nghe mãi những câu như “Mẹ anh là như vậy và như vậy” hoặc “Vợ anh đã làm điều này và điều kia”. Lắng nghe, nhưng đừng tạo thói quen. Thay vào đó, hãy khuyến khích câu nói mô tả cảm xúc cá nhân như “Mẹ cảm thấy không vui vì lý do…”; “Em thấy buồn khi bị nói rằng…”.

Ngoài ra, hãy yêu cầu mẹ và vợ – hai người đang giận nhau hãy bỏ qua cái tôi mà trò chuyện, giao tiếp với nhau. Thứ nhất, cả hai đều đã là người lớn và phải tập thẳng thắn giải quyết vấn đề cá nhân. Thứ hai, bạn không phải lúc nào cũng có mặt để khuyên can khi mẹ và vợ mâu thuẫn.

Từ đó, các bên sẽ thấy đây là buổi nói chuyện để chúng ta hiểu nhau hơn, tìm ra nguyên nhân và giải quyết, hơn là một cuộc cãi vã ăn-thua các bên. Làm như thế, bạn vừa duy trì hoà khí gia đình, vừa không phải khó xử bênh người này bỏ người kia. Đồng thời, sẽ khiến mẹ và vợ hiểu nhau hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thiết lập ranh giới và thoả thuận với nhau

Bạn hãy chủ động thiết lập ranh giới về những hành vi được chấp nhận, phù hợp trong gia đình khi có thành viên mới.  Ít nhất, vợ chồng và mẹ của bạn cần cư xử lịch sự và tôn trọng — không vì lý do gì khác ngoài việc mục đích cuối cùng của hai người phụ nữ là muốn bạn hạnh phúc. Hãy thoả hiệp, mỗi người nhường nhịn nhau một chút để cùng xây dựng gia đình lớn.

Đây thật sự không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng chắc chắn có thể làm được nếu bạn kiên nhẫn và biết cách xử lý thông minh, dung hoà.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu