Xì hơi nhiều sau sinh: Mẹ có nên lo lắng?

Hiện tượng mẹ sau sinh xì hơi nhiều, có thể kèm theo đau bụng sau sinh là do nguyên nhân gì? Bạn có cần phải lo lắng hay không?

Mẹ sau sinh xì hơi nhiều có bình thường không?

Cơ thể bạn phải trải qua nhiều thay đổi khi mang thai và sinh con. Những thay đổi đó không nhất thiết phải dừng lại khi bạn sinh con. Bạn có thể đau ngực, táo bón, xì hơi, lạnh chân tay,… Nhưng điều quan trọng nhất, hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc. Các mẹ bỉm sữa khác cũng phải trải qua những phiền toái tương tự. Bây giờ, chúng ta hãy cùng khám phá các nguyên nhân khiến bạn xì hơi nhiều sau sinh.

Tổn thương sàn chậu

Sàn chậu của bạn đã bị căng rất nhiều trong khi mang thai. Khi sinh, bạn kéo căng và thậm chí có thể làm rách cơ vòng hậu môn. Tổn thương này dẫn đến nhiều phiền toán sau sinh. Ví dụ như són tiểu, xì hơi không kiểm soát, đại tiện khó khăn, đi phân lỏng,…

Những triệu chứng trên, đặc biệt là đầy hơi, thường gặp nhất trong vài tháng đầu sau khi sinh thường. Tuy nhiên, chúng sẽ tự hết theo thời gian khi sàn chậu của bạn dần hồi phục.

Để nhanh chóng kiểm soát vấn đề này, bạn hãy thực hiện các bài tập cơ sàn chậu sau sinh. Bên cạnh đó, mặc dù khá khó khăn, mẹ hãy cố gắng ngủ khi bé ngủ để giúp cơ thể mau hồi phục.

Táo bón

Nếu bạn bị đầy bụng, xì hơi nhiều kèm theo đau buốt vùng bụng dưới, có thể do chứng táo bón. Cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ, bạn đều có nguy cơ mắc chứng táo bón sau sinh. Chế độ “ăn cử” rất mặn và ít rau quả trái cây theo kiểu truyền thống. Đồng thời, cùng với thuốc giảm đau, thuốc sắt bạn bổ sung sau sinh có khả năng khiến chứng táo bón thêm trầm trọng. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các mẹ thường xì hơi rất nhiều sau sinh.

Để giảm tình trạng này, mẹ hãy cố gắng uống thật nhiều nước ấm, trà thảo mộc hoặc nước chanh tươi.

Chế độ ăn uống và lối sống

Nếu con bạn đã dần lớn hơn, hiện tượng xì hơi nhiều sinh có thể liên quan đến chế độ ăn uống. Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, nước có ga,… có thể khiến bạn đầy hơi.

Một chế độ ăn lành mạnh sau sinh cần giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây và rau xanh. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như mận khô, khoai lang, bí đỏ,…

Bên cạnh đó, các mẹ nên cố gắng vận động, đứng dậy đi lại nhiều. Một chuyến đi dạo tắm 30 phút vào buổi sáng sớm cho mẹ, với em bé nhỏ nằm trên xe nôi là một lựa chọn tuyệt vời. Mẹ vừa mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh, giảm cân, vừa giúp bé tắm nắng và hít thở khí trời.

Khi nào mẹ nên lo lắng nếu xì hơi nhiều sau sinh?

Xì hơi nhiều sau sinh có thể khiến mẹ khó chịu và xấu hổ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn xì hơi thường xuyên sau sinh kèm các dấu hiệu sau:

  • Ra máu âm đạo ngày càng nhiều
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Sốt cao
  • Đau bụng dưới dữ dội
  • Đau bao tử kèm với buồn nôn

Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng táo bón của bạn kéo dài hơn 3-4 ngày sau sinh. Nếu có dấu hiệu rách tầng sinh môn, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để xác nhận lại.

Đồng thời cũng kiểm tra thêm các triệu chứng khác. Bạn cần xác định xem bạn có xì hơi do các nguyên nhân bên dưới hay không:

  • Dị ứng thực phẩm
  • Không dung nạp lactose
  • Bệnh celiac (không dung nạp Gluten)
  • Các vấn đề về chế độ ăn uống khác gây ra chứng đầy hơi.

Rất nhiều mẹ cũng xì hơi nhiều sau sinh. Vì vậy, bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ. Khi cơ thể bạn dần hồi phục, triệu chứng này cũng biến mất. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ của mình trong những lần thăm khám sau sinh. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp thích hợp giúp bạn bớt khó chịu vì xì hơi nhiều sau sinh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le