Mẹ sau sinh bao lâu thì được đi xe máy? 6 điều sản phụ cần thực hiện sau sinh để cơ thể phục hồi nhanh chóng

Phụ nữ trong quá trình sinh nở phần tử cung và âm đạo phải giãn nở mức tối đa để em bé có thể ra ngoài. Nếu sinh thường sẽ trải qua việc rạch tầng sinh môn hoặc can thiệp sinh mổ thì vết mổ sẽ càng lâu lành. Vết thương này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đi lại cũng như cả việc ngồi của chị em phụ nữ sau sinh. Nếu không kiêng cữ đúng cách có thể mang lại những hậu quả không thể lường trước được

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phụ nữ sau sinh luôn cần được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Việc vận động quá sớm sẽ làm quá trình hồi phục kéo dài, thậm chí ảnh hưởng đến sau này. Mẹ sau sinh bao lâu thì được đi xe máy? Theo các bác sĩ sau 4 – 6 tuần chị em có thể đi được xe máy nếu sức khỏe ổn định và không cảm thấy đau đớn khi di chuyển. Tuy nhiên, việc đi xe máy quá sớm cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phục hồi của sản phụ.

Mẹ sau sinh bao lâu thì được đi xe máy?

Để trả lời cho câu hỏi mẹ sau sinh bao lâu thì được đi xe máy các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thời gian, hoàn cảnh để có câu trả lời chính xác nhất.

Chỉ nên đi xe máy khi sức khỏe đã ổn định

Phụ nữ trong quá trình sinh nở phần tử cung và âm đạo phải giãn nở mức tối đa để em bé có thể ra ngoài. Nếu sinh thường sẽ trải qua việc rạch tầng sinh môn hoặc can thiệp sinh mổ thì vết mổ sẽ càng lâu lành. Vết thương này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đi lại cũng như cả việc ngồi của chị em phụ nữ sau sinh. Nếu không kiêng cữ đúng cách có thể mang lại những hậu quả không thể lường trước được

Khi cảm thấy vết thương đã lành hẳn, sức khỏe ổn định, mẹ không còn cảm nhận được các cơn đau trong quá trình di chuyển nữa thì mới có thể tăng khả năng vận động. Thông thường sau 4 tuần đối với sinh thường và 6 tuần nếu sinh mổ chị em đã có thể đi xe máy. Tuy nhiên, ngay cả khi có thể đi xe máy thì cũng nên tránh các hoạt động mạnh, đi đường dài, đường sóc quá nhiều để giảm tác động đến vết thương và phần phụ.

Những nguy hiểm khi mẹ đi xe máy quá sớm sau sinh

  • Vận động, đi xe máy quá sớm sau sinh sẽ tăng nguy cơ tổn thương vùng kín, sa tử cung. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ chưa phục hồi hoàn toàn, việc đi xe máy sẽ khiến đáy bụng, các cơ dây chằng nâng đỡ tử cung phải hoạt động nhiều, kéo dài thời gian phục hồi.
  • Tăng nguy cơ đau lưng. Khoảng 50% phụ nữ bị đau lưng sau sinh do các thay đổi trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc gây tê, gây mê khi sinh hoặc cho con bú sai cách. Đi xe máy ngay từ 1 -2 tuần đầu sau sinh gây áp lực lên vùng cột sống, thắt lưng khiến cơn đau kéo dài và thêm phần nghiêm trọng.
  • Làm cho đầu óc căng thẳng dễ dẫn đến đau đầu, chóng mặt. Nắng, gió, bụi đường… là những điều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh do sức đề kháng còn rất yếu.

Đi xe máy làm tăng nguy cơ đau lưng kéo dài

6 điều sản phụ cần thực hiện sau sinh để cơ thể phục hồi nhanh chóng

Dành thời gian nghỉ ngơi

Phụ nữ sau sinh cơ thể còn rất yếu ớt nên cần được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Trong thời gian ở cữ, các mẹ cần mặc quần áo giữ ấm cơ thể với chất liệu thấm hút tốt và mang thêm tất chân để không bị nhiễm lạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức sau sinh

Không sử dụng nước lạnh

Những hoạt động vệ sinh thường ngày như tắm gội, đánh răng, rửa mặt… đều phải sử dụng nước ấm. Tuyệt đối không tắm nước lạnh và không được ngâm mình quá lâu trong nước dù là nước ấm.

Không nên kiêng gội đầu để tránh mồ hôi bết tóc gây nấm đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của sản phụ. Sau khi tắm xong, có thể xông bằng lá bạc hà hoặc kinh giới, tía tô, vỏ bưởi, vỏ cam… giúp cơ thể bài tiết chất thải qua mồ hôi đồng thời làm ấm cơ thể.

Không nên tắm nước lạnh, tắm gội quá lâu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chườm nóng

Các mẹ nên chườm nước nóng ở các vùng như bụng, bẹn, lưng, sau đầu gối để giảm tình trạng đau nhức. Đặc biệt, trong tháng đầu không được nằm ở tư thế vắt chân để sản dịch có thể chảy ra hết. Khi đã sạch sản dịch nên nằm khép chân và tập kegel để giúp phục hồi vùng kín. Đồng thời không ngồi xổm, ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi khiến tử cung lâu hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh

Thực hiện ăn chín uống sôi. Mẹ sau sinh cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để nạp vào cơ thể dưỡng chất cần thiết như sắt, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ… Các dưỡng chất này có nhiều trong thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá hồi, rau xanh, hoa quả, sữa, các loại hạt… Cần tránh thực phẩm, đồ ăn cay, nóng, có chứa cafein, đồ uống có cồn… để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ cũng như chất lượng nguồn sữa cho con.

Dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng

Không nên vận động mạnh sau sinh

Không nên vận động nặng sau sinh vì sẽ dẫn đến hiện tượng sa tử cung. Chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, không tập thể dục quá sớm hoặc di chuyển quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, mất nhiều năng lượng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quan hệ tình dục sau 4 – 6 tuần

Sau khi sinh, mẹ nên để 4 – 6 tuần để cơ thể phục hồi lại, không nên quan hệ tình dục quá sớm. Việc quan hệ tình dục sớm có thể gây chảy máu vùng kín, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, cần có biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai quá dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.

Cần có biện pháp tránh thai phù hợp để đảm bảo sức khỏe

Tạm kết

Sau sinh có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý kiêng cữ về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sinh hoạt để sớm phục hồi và có sức khỏe tốt nhất để chăm sóc cho con yêu. Việc vận động, đi lại bằng xe máy cũng cần phải lưu ý và hạn chế  để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi