Mẹ đánh con chết vì làm sai bài tập - Bố mẹ hay dùng đòn roi phải đọc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ đánh chết con vì làm sai bài tập. Một bé gái 8 tuổi ở Trung Quốc đã tử vong sau khi bị mẹ đánh vào đầu. Theo trang SETN của Đài Loan, bé gái sau khi bị mẹ đánh đã có biểu hiện chóng mặt và nôn mửa, được đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay nhưng không qua khỏi.

Vừa làm bài tập vừa xem phim hoạt hình

SETN đưa tin rằng ban ngày, cô bé đã xem phim hoạt hình trong lúc làm bài tập về nhà, vì thế làm ẩu và ra sai đáp án. Người mẹ trong lúc nóng giận đã dùng tay đánh vào đằng sau đầu của con, nhưng rồi cảm thấy tội lỗi ngay sau đó vì con bật khóc nức nở. Để dỗ dành, chị cho con ăn một ít chân gà ngâm để con đỡ khóc.

Bé gái bị nôn nửa và cảm thấy chóng mặt sau khi bị mẹ đánh

Ngay sau khi ăn chân gà, bé gái bắt đầu có triệu chứng choáng váng và bắt đầu nôn. Bé được đưa vào viện để can thiệp y khoa khẩn cấp, nhưng các bác sĩ đã không cứu được bé.

Người mẹ nghĩ rằng bé tử vong là do ăn món chân gà. Tuy nhiên, các bác sĩ đã kiểm tra và cho biết nguyên nhân dẫn đến cái chết của con là do đứt mạch máu ở trong não.

Bé gái bị mẹ đánh vì làm sai bài tập đã có tiền sử bệnh từ trước

Người mẹ cảm thấy hết sức tội lỗi vì đã đánh vào đầu con. Lực đánh khiến con bị chấn thương sọ não, dẫn đến đứt mạch máu não. Vậy là mẹ đánh con chết vì làm sai bài tập, một tai nạn hy hữu không ai ngờ được!

Tuy nhiên, bác sĩ cũng chỉ ra rằng, cô bé xấu số đã có tiền sử bị bệnh từ trước đó. Mạch máu não của cô bé dị dạng bẩm sinh, dẫn đến cả động mạch và tĩnh mạch não đều có dị tật. Cú đánh của mẹ bé khiến các mạch máu dị dạng trong não của cô bé vỡ ra và dẫn đến thảm kịch.

Tại sao bé bị đánh vào đầu có thể tử vong?

Khi đầu bị đập với một lực đủ mạnh, bộ não quay tròn và xoắn vào trục của nó (thân não), làm đứt các đường truyền thần kinh thông thường và gây nên tình trạng mất ý thức. Nếu trạng thái bất tỉnh này diễn ra trong một thời gian dài, người bị thương bị coi là đang hôn mê, một trạng thái do các sợi thần kinh chạy từ thân não tới vỏ não đã bị đứt gây nên. Trường hợp nặng nhất như bé gái ở trên, bé có dị dạng mạch não bẩm sinh và khi bị tác động một lực đủ mạnh vào đầu, mạch máu trong não bị đứt dẫn đến tử vong.

Hành động đánh con để lại hậu quả khó lường

Trong cuộc sống, những người cha người mẹ không tránh được việc nổi nóng với con trẻ, đánh con một hai cái cũng đã thành thói quen. Thế nhưng đánh con trẻ hoàn toàn không phải là cách giáo dục tốt, không có tác dụng kỷ luật lâu dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi trẻ không nghe lời hoặc làm sai, người lớn muốn dạy con trẻ là điều đương nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, dạy dỗ là dạy dỗ, không phải là “cuộc chiến”, không cần dùng đến bạo lực. Nếu cha mẹ thường xuyên lạm dụng bạo lực, ngoài một số tổn thương trên cơ thể, thậm chí gây tử vong, trẻ sẽ sinh ra vấn đề tâm lý do bị đánh.

Những nguy cơ dẫn đến tổn thương não ở trẻ

  • Trẻ bị đánh vào đầu, vào mặt
  • Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken Baby Syndrome). Nhiều người lớn khi nựng trẻ em có thể đung đưa bé quá mức hoặc tung bé lên nhiều lần
  • Trẻ chơi đùa và bị va đập vào vùng đầu và mặt
  • Bé vận động thể chất quá độ, quá căng thẳng
  • Chơi đùa dưới trời nắng nóng làm bé bị sốc nhiệt và tổn thương đến não
  • Bé bị dị dạng mạch máu não, dễ gây biến chứng. Đây là bệnh bẩm sinh và chỉ có thể chẩn đoán được khi có triệu chứng
  • Trẻ bị rối loạn đông máu
  • Bé có bệnh lý về gan, u não
  • Nếu bé bị béo phì, ít vận động, cholesterol trong máu cao, khả năng não bị ảnh hưởng sẽ cao hơn
  • Tai nạn giao thông

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em

Chấn thương sọ não ở trẻ em rất nguy hiểm, do da đầu và hộp sọ của trẻ đang trong quá trình phát triển nên mềm hơn, những ảnh hưởng do chấn thương sọ não vì thế cũng nặng nề hơn rất nhiều.

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ bất tỉnh sau khi ngã. Thời gian bất tỉnh kéo dài hơn 01 phút
  • Trẻ vẫn tỉnh sau khi ngã nhưng một thời gian sau có những biểu hiện bất thường như: kích động, quấy khóc dữ dội, trẻ ngủ li bì, ngủ nhiều, lơ mơ, không tập trung…
  • Trẻ nôn mửa liên tục (nôn trên 5 lần) hoặc nôn mửa kéo dài (hơn 6 giờ)
  • Thóp phồng, thóp căng lên, trẻ xanh xao, yếu đi
  • Trẻ bị chảy máu tại vùng bị va đập

Khi trẻ bị ngã hay va đập có một trong những triệu chứng trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời.

Cách sơ cứu khi trẻ bị chấn thương sọ não

  • Thông báo ngay để mọi người xung quanh trợ giúp;
  • Cố định trẻ bằng cách lót vải, chăn gối ở đầu, cổ và toàn thân nhằm hạn chế cử động phần đầu;
  • Đầu kê thấp, chân cao khoảng 20cm nếu không có chảy máu đầu cổ hoặc nhồi máu cơ tim;
  • Ưu tiên sơ cứu, cầm máu vết thương lớn (nếu có), hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực;
  • Gọi cấp cứu, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về thời điểm xảy ra triệu chứng và tình trạng của trẻ.

Một số lưu ý khi sơ cứu

Theo các bác sĩ, có một số điểm cần ghi nhớ trong sơ cứu khi bị chấn thương sọ não nói riêng và vùng đầu nói chung như sau:

Những việc nên làm

  • Xử trí tình trạng ngưng tim ngưng thở trước;
  • Vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng;
  • Ủ ấm nạn nhân bằng áo hoặc chăn;
  • Chủ động tìm mọi cách đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Những việc không nên làm

  • Vội vàng di chuyển nạn nhân;
  • Không nên cho người bị hôn mê uống nước;
  • Không vắt chanh vào miệng và mũi nạn nhân.

Nguồn tham khảo: MotherShip Singapore, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec; Christopher&Dana Reeve Foundation

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Việt Nam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Thanh Hằng