Con phải chịu ảnh hưởng như thế nào nếu mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng cuối?

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những em bé sau khi chào đời dễ quấy khóc, khó ngủ hay rối loạn tiêu hóa và chậm thích ứng với sự thay đổi của môi trường 1 phần là do bị ảnh hưởng từ tâm trạng của mẹ bầu ngay từ khi còn trong bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu khóc trong 3 tháng cuối có thể đem lại những tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi và liên quan đến sự hình tính cách của trẻ sau sinh. Các bác sĩ sản khoa đã đưa ra những cảnh báo và lời khuyên hữu ích cho vấn đề này.

Nội dung bài viết:

  • Vì sao mẹ bầu thường dễ khóc?
  • Mẹ bầu khóc nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?
  • Cùng mẹ bầu vượt qua những cảm xúc tiêu cực khi mang thai

Vì sao mẹ bầu thường dễ khóc?

Phần lớn các chị em trong thời kỳ mang thai đều thừa nhận rằng ngoài sự thay đổi đáng kể về ngoại hình, bản thân các bà bầu cũng trở nên khác biệt về tính cách. Mẹ có thể chợt vui, chợt buồn, đang cười nói phấn khởi bỗng trở nên trầm ngâm, xúc động. Theo thống kê, tỷ lệ các mẹ bầu khóc trong 3 tháng cuối chiếm con số không nhỏ.

Sở dĩ, phụ nữ mang thai thường thay đổi tâm trạng đột ngột thậm chí những cảm xúc tiêu cực có thể kéo dài liên tục là bởi sự tăng giảm nội tiết tố trong thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của thai phụ. Lượng hormone estrogen khi mang thai có thể tăng lên gấp 50 lần bình thường. Những áp lực hay biến cố đột ngột xuất hiện như công việc, gia đình, tình cảm vợ chồng càng khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng và tâm trạng bị chi phối nhiều hơn bởi cảm xúc thay vì lý trí như thông thường.

Càng về cuối thai kỳ, các mẹ bầu thường nghĩ nhiều hơn về em bé sắp chào đời và bắt đầu lo nghĩ xung quanh chuyện sinh nở và chăm sóc bé. Những mẹ bầu nhạy cảm hoặc mang thai lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm lại không tìm được sự chia sẻ càng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, tủi thân và hay khóc hơn hẳn so với trước khi bầu bí.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trạng thái mít ướt của các mẹ bầu còn có thể là do chứng mẫn cảm hay rối loạn lo âu thời kỳ mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết ===>

Mẹ bầu khóc nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Sự thay đổi cảm xúc của mẹ bầu khi mang thai không phải là 1 tình trạng bất thường. Đôi khi việc bộc lộ tâm trạng cũng là 1 cách để giải tỏa sự dồn nén. Tuy nhiên, trạng thái tâm lý của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai nhất là ở những mẹ bầu khóc trong 3 tháng cuối có thể đem lại những tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi và liên quan đến sự hình tính cách của trẻ sau sinh. Vậy mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến con như thế nào?

Mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng cuối dễ sinh non và con nhẹ cân, suy dinh dưỡng

Nếu mẹ hay khóc vào 3 tháng đầu làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi hoặc có thể dẫn đến động thai, thậm chí là sảy thai thì mẹ bầu khóc trong 3 tháng cuối phải đối mặt với tình trạng sinh non và em bé dễ nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Các bác sĩ đã chỉ rõ rằng việc tâm trạng của mẹ thường xuyên bất ổn, sợ hãi, buồn rầu hay khóc nhiều vào những tháng cuối thai kỳ sẽ sản sinh ra corticotrophin hormone (CRH) làm cản trở quá trình lưu thông máu, oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. Đây chính là nguyên nhân làm thai yếu, tăng tỷ lệ sinh non, trẻ ra đời nhẹ hơn từ 0,5 - 1kg so với tiêu chuẩn.

Bé sinh non do ảnh hưởng từ những cảm xúc tiêu cực của mẹ nên 1 số cơ quan chưa kịp hoàn thiện. Sức đề kháng của trẻ bị suy giảm và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hoặc bệnh mãn tính hơn so với bé sinh đủ tháng, khả năng hấp thụ kém làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm xúc của thai nhi liên quan đến tâm trạng của mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, bé không chỉ kết nối với mẹ qua nhau thai để được cung cấp dưỡng chất mà còn có mối liên quan mật thiết về mặt tinh thần. Mặc dù còn ở trong bụng mẹ nhưng từ tháng thứ 7 trở đi, thai nhi đã có thể nghe và cảm nhận được những âm thanh bên ngoài. Vì vậy, cảm xúc bất ổn hay mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng cuối đều có tác động nhất định đến tâm lý và sức khỏe của thai nhi. Nói 1 cách khác, con cũng cảm nhận được tâm trạng, nỗi buồn của mẹ và cũng rơi vào trạng thái tinh thần tương tự như vậy.

Có thể bạn chưa biết ===>

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ảnh hưởng tiêu cực về tính cách của trẻ khi mẹ hay xúc động, con lớn lên thường rối loạn hành vi

Khóc nhiều cũng là 1 dạng rối loạn lo âu trong thai kỳ, không chỉ ảnh hưởng đến em bé khi còn trong bụng mẹ mà trẻ còn phải chịu hậu quả ngay cả khi chào đời và trong quá trình phát triển đặc biệt là giai đoạn hình thành tính cách. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những em bé sau khi chào đời dễ quấy khóc, khó ngủ hay rối loạn tiêu hóa và chậm thích ứng với sự thay đổi của môi trường 1 phần là do bị ảnh hưởng từ tâm trạng của mẹ bầu ngay từ khi còn trong bụng.

Khi lớn lên trẻ sẽ trở nên nhút nhát, sống khép kín, không thích giao tiếp. Những rối loạn hành vi thường xuất hiện như tự kỷ, tăng động hay trầm cảm khiến trẻ có tính cách khác với bạn bè cùng trang lứa và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Theo thống kê, những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loạn hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường và nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ. Trẻ sinh ra từ mẹ khóc nhiều có khả năng bị trầm cảm khi trưởng thành gấp 1,5 lần so với trẻ khác.

Những em bé được sinh ra từ những mẹ hay khóc thường có khả năng ngôn ngữ kém linh hoạt

tuần 32, não bộ của trẻ đã hoàn thiện về cấu trúc. Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên sống trong tâm trạng căng thẳng, lo âu hay tủi thân, xúc động sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Sự căng thẳng có thể làm gia tăng tần suất co bóp tử cung, gây kích ứng vùng nước ối, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng não bộ khi trẻ chào đời. Hậu quả là 15% trẻ nhỏ có mẹ gặp phải các vấn đề tâm lý khi mang thai nhất là những thai phụ hay khóc thường bị chậm nói và có khả năng ngôn ngữ kém linh hoạt. Tỷ lệ này còn cao hơn nếu mẹ từng phải điều trị vì lý do trầm cảm ở thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cùng mẹ bầu vượt qua những cảm xúc tiêu cực khi mang thai

Thai nghén là 1 hành trình kỳ diệu, mang đến cho phụ nữ nhiều trải nghiệm đặc biệt và những cung bậc cảm xúc khác nhau. Mẹ bầu có đời sống tinh thần lý tưởng, thái độ lạc quan yêu đời, biết cách chăm sóc bản thân luôn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh và thông minh.

Vì vậy, thay vì suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều về những vấn đề đôi khi do bản thân tự trầm trọng hóa, mẹ bầu hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, suy nghĩ tích cực như đi dạo, xem phim, đọc báo, gặp gỡ bạn bè, trò chuyện với em bé để giữ cho tinh thần luôn thoải mái vui vẻ đồng thời thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí não.

Mẹ vui vẻ - bé khỏe mạnh. Mẹ stress, trầm cảm, tức giận, thường hay tủi thân “nước mắt ngắn dài” thì bé sinh ra cũng có 1 phần tính cách như vậy. Do đó, ngay cả khi có những biến cố bất ngờ ập đến khiến mẹ có thể gặp phải cú shock thì vẫn cần cố gắng bình tĩnh và tìm đến sự an ủi, động viên của người thân đồng thời nhìn nhận rõ vấn đề để lựa chọn điều quan trọng nhất lúc này là sự an toàn của thai nhi.

Chúc các mẹ có những tháng ngày bầu bí luôn tìm được sự chia sẻ và ngập tràn niềm vui.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi