Cảm giác chán ăn khi mang thai, không muốn ăn, liệu có cách nào khắc phục tình trạng này để không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi?
- Cơ thể đang phản ứng với những thay đổi về nội tiết của quá trình thai nhi lớn lên.
- Khi hoóc môn thay đổi khiến cho mẹ bầu có cảm giác không thích mùi, vị của một số loại thức ăn.
- Đây là biểu hiện của tình trạng thai nghén.
- Gai vị giác của lưỡi hoạt động nhạy cảm hơn trong khi mang thai khiến cho mẹ bầu luôn cảm thấy đắng miệng mà trong y học gọi là “Metallic taste” (cảm giác luôn có kim loại ở trong miệng).
Vậy làm thế nào để thai nhi được nhận đủ dinh dưỡng khi mẹ bầu luôn có cảm giác chán ăn?
Một khi đã biết được rằng hiện tượng chán ăn khi mang thai có thể hoàn toàn xảy ra với bất cứ ai thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Chỉ cần mẹ nhận thức được điều này cũng như tuân thủ tốt các nguyên tắc dinh dưỡng trong thai kỳ thì em bé vẫn sẽ phát triển tốt.
1. Mẹ nhớ thường xuyên uống nước
Các chuyên gia sản khoa cho rằng, phụ nữ mang thai cần đảm bảo cho cơ thể được cung cấp đủ nước, ít nhất từ 2-3l mỗi ngày thì dù có đang chán ăn, cơ thể mẹ bầu cũng sẽ không quá suy nhược. Hãy luôn chắc chắn rằng, mẹ bầu thường xuyên uống nhiều nước lọc, các món canh, súp hoặc nước hoa quả giàu dinh dưỡng.
2. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
3. Tránh các loại đồ ăn tẩm ướp quá nhiều gia vị
Lời khuyên của các bác sĩ sản khoa với mẹ bầu chính là hãy hạn chế hoặc tránh xa tất cả các loại thức ăn nhiều gia vị như món ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều mùi nồng dễ kích thích như cà ri, … vì trong giai đoạn này vị giác của mẹ bầu đang rất nhạy cảm, tạo cảm giác nôn nao, chán ăn.
4. Chọn những loại thực phẩm dễ tiêu
Để tránh tình trạng đầy bụng khó chịu, mẹ bầu nên ăn chọn ăn những món phù hợp với khả năng làm việc của dạ dày trong thời gian này.
Một bữa ăn với các món canh, món thịt, đậu, tôm, cá được chế biến tươi ngon có thể sẽ giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn.
5. Thử các món ăn lạnh
Nếu cảm thấy bản thân bắt đầu xuất hiện tình trạng chán ăn, mẹ bầu có thể đổi một số món thành món ăn lạnh như sinh tố, hoa quả ướp lạnh, … sẽ giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.
6. Tiếp tục bổ sung các loại vitamin và khoáng chất
Khi lượng thức ăn vào cơ thể ít đi thì mẹ bầu cần phải thường xuyên uống vitamin bổ sung theo đơn kê của bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo cho thai nhi được nhận đủ các chất cần thiết để phát triển trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.
7. Cố gắng không được bỏ bất kỳ bữa nào
Xem thêm bài liên quan:
- Tổng hợp thực phẩm cần tránh ăn khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên nhớ
- Chăm sóc bầu vú khi mang thai như nào để mẹ có nhiều sữa cho bé bú sau sinh?
- Bà bầu ăn nhiều chất xơ khi mang thai trẻ sinh ra sẽ không bị mắc bệnh Celiac?