Mẹ bầu bị chuột rút: Tất tần tật về nguyên nhân và cách xử lý hữu hiệu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu bị chuột rút là một trong những hiện tượng thường gặp khi mang thai mà gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho chị em. Mặc dù vậy, các mẹ cũng không nên chủ quan mà phải tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý triệt để mỗi khi gặp tình trạng này nhé.

Vì sao mẹ bầu bị chuột rút bắp chân?

Nếu mẹ nào đã từng mang bầu sẽ biết hiện tượng phần bắp chân, đùi và hông bị đau nhức và chuột rút thường xuyên. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Cân nặng tăng lên trong thời gian mang thai tạo nhiều áp lực đè nén lên các mạch máu trong chân khiến giảm lưu thông mạch máu, gây hiện tượng tắc nghẽn và chuột rút.
  • Tử cung phát triển, giãn rộng để có chỗ cho thai nhi. Do đó, các cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút.
  • Một số trường hợp khác là do tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu. Khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút.
  • Giai đoạn mang bầu gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn khiến mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Tình trạng kéo dài sẽ khiến thiếu chất, vitamin dẫn đến bị rối loạn điện giải và căng cơ, từ đó bà bầu bị chuột rút ở bắp chân.
  • Một phần canxi trong thực phẩm sẽ chuyển qua hấp thụ để nuôi lớn thai nhi nên làm mẹ bị thiếu canxi, dẫn đến chuột rút.

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác chuột rút có thể bị gây ra bởi:

  • Viêm ruột thừa, viêm tụy
  • Sỏi thận. nhiễm trùng bàng quang
  • Nhiễm trùng đường tiểu, táo bón
  • Quan hệ tình dục không điều độ gây chèn ép tĩnh mạch làm căng cơ

Cách phòng tránh chuột rút cho mẹ bầu

  • Thường xuyên xoa bóp tay chân giúp giảm căng cứng và hỗ trợ lưu thông mạch máu tốt hơn. Các mẹ có thể nhờ vả chồng giúp đỡ việc này nhé!
  • Bổ sung thêm các loại canxi, chất điện giải theo tư vấn từ bác sĩ. Ngoài ra, mẹ bầu bị chuột rút nên ăn gì cũng rất quan trọng. Thực đơn ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh, hải sản, sữa và ít tinh bột là phù hợp nhất cho mẹ bầu.
  • Uống đủ 2L nước/ ngày là cực kỳ quan trọng. Nước sẽ giúp lọc sạch các chất độc, tránh sỏi thận và giúp mẹ không bị bí tiểu, tác nhân gây áp lực lên bàng quang khiến chuột rút.
  • Vận động, thể dục thể thao như đi bộ hay tập yoga nhẹ nhàng cực kỳ có lợi cho cả sức khỏe và tinh thần củ mẹ bầu. Nếu mẹ có đi làm thì nhất thiết tránh không ngồi 1 chỗ quá lâu. Cứ cách một khoảng thời gian là mẹ nên đứng dậy thư giãn cơ bắp, xoa bóp nhẹ nhàng để không bị mỏi và căng cơ.
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái bằng chất liệu vải thông thoáng. Tránh các loại quần áo bó, ôm sát gây áp lực lên mạch máu.
  • Cố gắng tắm bằng nước ấm để thư giãn và lưu thông mạch máu.

Phương pháp giảm thiểu chuột rút hiệu quả

Các bác sĩ và chuyên gia đều cho rằng, đều đặn thực hiện các bài tập căng cơ khi ngủ giúp giảm thiểu hiện tượng chuột rút rõ rệt.

Cách thực hiện căng cơ:

  • Bạn đứng trước và giơ tay hướng về bức tường, lòng bàn tay áp vào tường.
  • Đặt chân phải phía sau, chân trái phía trước.
  • Từ từ di chuyển chân trái về phía sau trong khi chân phải vẫn giữ thẳng gối và gót chân vẫn chạm sàn.
  • Giữ tư thế căng cơ trong khoảng 30 giây, giữ lưng thẳng và hông hướng về phía sau. Phải thật chú ý đừng xoay chân và đừng đứng bằng ngón chân.
  • Sau khoảng 30 giây thì đổi chân.

Cách xử lý tức thời khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút, mẹ đừng quá lo lắng hay hoảng hốt mà chỉ cần nhẹ nhàng co và duỗi chân từ từ. Co và duỗi cả các đầu ngón chân, nếu được thì nên đứng trên sàn nhà lạnh để giảm căng cơ. Mát xa chân cũng là cách giảm chuột rút hiệu quả.

Trường hợp cơn chuột rút vẫn không giảm, hãy cân nhắc đến bác sĩ vì co1 thể bạn bị tắc nghẽn mạch máu do máu đông bên trong.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý khác cho mẹ bầu khi bị chuột rút

Ngoài canxi, bổ sung magie bằng thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây… hoặc các loại thuốc viên cũng giúp giảm chuột rút rõ rệt.

Mẹ bầu cũng nên chọn những loại giày và vớ vừa vặn, thoải mái, có tác dụng nâng đỡ và tiện lợi. Bạn có thể mang các loại giày có phần viền bao quanh ở gót chân, các loại này giúp giữ vững đôi chân, tránh bị trượt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên vận động nhẹ nhàng, chừng mực theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu vận động quá sức không phù hợp với thể trạng thì rất có hại cho cả sức khỏe của mẹ lẫn em bé trong bụng.

Trong trường hợp nếu bạn gặp tình trạng chuột rút quá thường xuyên và đau đớn khó chịu thì cần hết sức chú ý. Bởi đó có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung nếu cơ vùng tử cung bị co thắt quá mạnh.

Nếu cảm thấy cơn đau mạnh ở bụng, lan rộng, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và con.

Khi nắm rõ nguyên nhân cũng như cách giảm thiểu tình trạng căng cơ thì mẹ bầu bị chuột rút sẽ dễ dàng vượt qua căng thẳng và có một thai kỳ nhẹ nhàng. Chúc mẹ luôn giữ được sức khỏe và tinh thần thoải mái để chào đón em bé nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Theo