Mất con vì mẹ bầu bị căng thẳng quá mức
Thời kỳ mang thai với bao thay đổi. Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng tới thai nhi ngay từ những tháng đầu mà có lẽ nhiều mẹ vẫn chưa chú trọng. Đó chính là tâm trạng và cảm xúc của người mẹ. Đã có những mẹ bầu bị căng thẳng vì công việc, chuyện gia đình mà lo lắng suy nghĩ đêm ngày. Điều này có thể sẽ dẫn đến những hậu quả “khôn lường”.
Con đã bỏ mẹ mà đi khi mới chớm mấy tuần thai
Trước khi đến viện, em bé 16 tuần của tôi đã ngừng thở cách đó 2 ngày ngay từ trong bụng mẹ. Không còn cách nào khác, bác sĩ đã thực hiện nong tử cung để lấy thai nhi ra.
Tôi đau đớn khi biết rằng con mất là vì chính mình. Vì tôi hay căng thẳng, lo nghĩ, lại hay khóc lóc, tủi thân khiến cho con không nhận đủ oxy để lớn lên.
Nỗi mất mát này sẽ không bao giờ lấy lại được. Cuối cùng chỉ còn mình tôi ân hận vì bản thân ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân và những cảm xúc của mình. Ước gì tôi có nhiều kinh nghiệm và kiến thức cũng như không chủ quan như thế này thì giờ tôi đã không phải ngồi đây hối hận vì đã để đánh mất con.
Mẹ bầu bị căng thẳng sẽ gây ra nguy hại tới thai nhi mẹ không nên chủ quan
Các biểu hiện mẹ bầu bị căng thẳng trong thai kỳ cần hết sức lưu ý
Nếu mẹ bầu cảm thấy có biểu hiện xì trét, căng thẳng và có thể tự điều chỉnh để giải tỏa những căng thẳng đó thì sẽ rất tốt bởi chúng không có những ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi.
Nhiều mẹ bầu đã biến cách biến những lo lắng vô lý thành cơ hội để chăm sóc, chú ý đến bản thân nhiều hơn. Nhờ vậy mà cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, thai nhi cũng phát triển tốt.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy mình thường xuyên có các biểu hiện như:
- Mệt mỏi nhiều
- Mất ngủ triền miên
- Luôn trong trạng thái phấn khích
- Chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát
- Đau đầu và đau lưng
- Luôn nhạy cảm với mọi chuyện
- Dễ cáu gắt và giận dữ
- Không kiểm soát được bản thân
Hãy đi khám và tư vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra giải pháp làm giảm các căng thẳng trong thai kỳ trước khi những điều này sẽ tác động xấu tới thai nhi.
Một số cách giúp mẹ bầu giảm căng thẳng để thai nhi không bị căng thẳng theo
Để những tháng ngày bầu bí trở nên thực sự nhẹ nhõm như đúng ý nghĩa hạnh phúc của việc mang thai 9 tháng 10 ngày, bản thân mẹ bầu cần tự mình nhận ra những vấn đề về tâm lý của bản thân trước tiên. Từ đó mới có thể áp dụng các cách để giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn như:
- Có một chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ lành mạnh, hợp lý.
- Nghỉ ngơi thật nhiều, có một giấc ngủ đêm chất lượng (ngủ liền mạch, không chập chờn, tỉnh dậy cảm thấy sảng khoái).
- Thường xuyên vận động, tập thể dục.
- Giảm cường độ làm việc sao cho hợp với việc mang thai
- Trò chuyện với người thân, bạn bè để giảm bớt căng thẳng
- Đi thư giãn và có thời gian cho chính mình
- Tập yoga và ngồi thiền sẽ giúp ích nhiều cho mẹ bầu.
- Tìm hiểu các kiến thức mang thai sẽ giúp mẹ có nhiều thông tin hữu ích để xử lý khi có vấn đề trong thai kỳ thai vì lo lắng một cách thái quá.
Mặc dù thay đổi tâm lý khi mang thai là chuyện tất yếu và từ chính bản thân của người phụ nữ mang thai nhưng việc có một đứa con lại chính là kết quả giữa 2 người nam nữ. Một người mẹ sẽ mang thai hạnh phúc, khỏe mạnh khi được người bạn đời chăm sóc và thấu hiểu.
Vậy nên các bố ơi, hãy yêu thương người bạn đời của mình đang mang nặng đẻ đau, hãy nâng niu cô ấy để em bé được chào đời khỏe mạnh.
Xem thêm bài liên quan:
Căng thẳng khi mang thai – Nguy hiểm ngầm mẹ không thể coi thường
Bầu bí dễ tủi thân, nhạy cảm lại hay cáu gắt nhiều liệu có tốt cho bé?